Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 3 năm 2023 | 10:19

Ngợi khen phụ nữ Đắk Hà làm kinh tế giỏi

Đắk Hà là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Kon Tum. Tại thị trấn Đắk Hà, xuất hiện nhiều gương chị em phụ nữ làm kinh tế giỏi, thu nhập cao và nuôi con cái ăn học thành tài.

Tổ đổi công: Nhanh, hiệu quả

Chị Trịnh Thị Thuỳ (tổ dân phố số 8, thị trấn Đắk Hà) cho biết, gia đình có 1,2ha đất đồi trồng khoai lang, 1 năm thu 3 vụ, mỗi vụ thu hoạch 12-14 tấn; ngoài  ra còn có 4ha cà phê. Vì vậy, gia đình rất cần thu hoạch nhanh, số lượng lao động tập trung lớn, nếu thu hoạch chậm, lại vào mùa mưa, khoai ướt, xấu mã, bán không được giá; hoặc, vào mùa nắng nóng, khoai sẽ bị cháy. Nếu thuê người thu hoạch, không có kinh phí và giá nhân công cao. Vì vậy, chị  tham gia vào Tổ đổi công cùng với chị em trong thị trấn. 

Cái khó, ló cái khôn, tổ đổi công của thị trấn Đắk Hà ra đời năm 2020, trong một buổi họp tổ với chị em, trưởng thôn Đoàn Kết (xã Đắk Ngọc) bàn với chị em đổi công cho nhau, hết nhà này sang nhà khác. Dù là mảnh vườn trồng khoai, đậu 200m2, hay 1ha, 30 - 40ha cà phê, cao su, khi thu hoạch cũng theo mô hình Tổ đổi công. Vì vậy, công việc trong thôn xóm, hay hợp tác xã, đều rất nhanh chóng, trôi chảy, kịp thời vụ, lại đỡ vất vả; nhất là đảm bảo chất lượng và không bị hao tổn.

Bà con Tổ đổi công đang vun luống khoai.

Cũng theo chị Thuỳ, nếu 1ha cà phê cần 20 công trồng cây, thì khi thu hoạch cần tới 40 người hái quả. Hoặc vào thời vụ trồng khoai, nếu có 5 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2), cần tới 10 người trồng; vì vậy, có gia đình cả vợ, chồng cùng đi đổi công để trồng xong trong ngày. Nếu trồng chậm, tưới không kịp trong ngày, dây khoai sẽ bị héo, ảnh hưởng tới “sức khoẻ” của cây. Mặt khác, khi làm việc đổi công, còn là dịp để trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, thu hái,  cách bảo quản sản phẩm khá tốt. Nhất là nhắc nhở nhau, không thu hái cà phê xanh, ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.  

Không riêng cây ăn trái, các hộ trồng rau sạch cũng thắng lớn. Chị Nguyễn Thị Thuý (tổ dân phố số 6, thị trấn Đắk Hà) cho biết, gia đình trồng các loại rau sạch như: su hào, cải bắp, súp lơ, cà pháo, cần tây, rau sống các loại… Đầu ra khá thông thoáng, mỗi tuần 1 lần, bỏ sỉ cho các mối ở chợ Đắk Hà, với giá khá thấp, 5.000 đồng/mớ (khoảng 0,7kg). Ngoài ra, còn bán cây giống, hạt giống cho bà con có nhu cầu trồng rau sạch tại nhà, sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, giá 1 bó rau giống 5.000 đồng (30-40 cây). Nếu khách mua hạt giống rau sạch, giá 10.000 đồng/gói.

“Rau sạch của gia đình thu hái mỗi tuần 1 lần vào chủ nhật, bình quân mỗi tuần lãi 1 triệu đồng, mỗi tháng thu lãi 4 triệu đồng, thu liên tục như vậy, từ năm 1987 (năm thành lập chợ Đắk Hà) đến nay. Về cây giống, không riêng người dân Đắk Hà, bà con các huyện lân cận như Đắk Tô, Tân Cảnh, Sa Thầy đều sang chợ Đắk Hà mua hạt giống, cây giống của gia đình về gieo trồng. Về phân bón, chúng tôi chuyên sử dụng phân sinh học, mua tại các đại lý có uy tín. Mặt khác, còn bổ sung thêm phân thực vật từ vỏ trấu, vỏ cà phê, trộn với phân lân ủ hoai mục; hoặc phân gà của Nhật”, chị Thuý cho biết thêm. 

Chung tay làm kinh tế giỏi

Chị Phan Thị Ánh Tuyết, Hội trưởng Hội Phụ nữ Tổ dân phố số 8, cho biết: “Tổ sản xuất của chị có 184 hội viên, chủ yếu tăng gia sản xuất nông nghiệp. Mô hình Tổ đổi công hình thành 2 -3 năm nay, và duy trì liên tục đến nay. Qua mấy năm thực hiện, chị em thấy hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Ví dụ, đến mùa cà phê, nhà nào trái chín trước, chị em cùng nhau xúm vào hái, xong nhà này lại đi đến nhà kia, vừa nhanh gọn, vừa tiết kiệm được công sức, thời gian. Đồng thời chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo vì thu hái kịp thời.  Ví như đợt dịch Covid - 19 vừa qua, có nhà không thuê được người hái, chỉ chực “khóc với cà”. Nhưng rất may, có Tổ đổi công, nên công việc ổn thoả, các nhà đến giúp nhau, thường đi cả cặp vợ chồng, nên rất vui vẻ, tình đoàn kết hàng xóm láng giềng ngày càng thắt chặt”. 

Bà con đang chăm sóc cà phê.

Cũng theo chị Tuyết, nhờ sức lan toả của mô hình nên đã duy trì được đến nay và ngày càng phát triển. Không những chỉ chung tay thu hái cà phê, chị em còn giúp nhau thu hoạch lạc, vừa thu hoạch, vừa xúm tay vào vặt củ, nên rất nhanh. Nếu phải thuê người làm thì không đủ tiền công, tiền giống. Lợi cả đôi đường”, chị Tuyết nói.

Trao đổi với chúng tôi, bà Đặng Hồng Nhung, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Đắk Hà, cho biết: “Hội đã tích cực tuyên truyền có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam  thời đại mới”, gắn với Cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam và Phong trào “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào sớm vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mặt khác, theo bà Nhung, các chi hội đã vận động hội viên phụ nữ duy trì các loại hình hoạt động rèn luyện sức khoẻ, phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng. Nhằm giúp đỡ bà con sớm thoát nghèo, năm 2022, Hội  đã hỗ trợ 30 con gà, 20 con ngan cho 2 hộ tại thôn Long Loi; hỗ trợ giống rau cho 25 hộ với tổng số tiền 600.000 đồng. Đặc biệt, Hội còn hướng dẫn chị em kỹ thuật chăn nuôi, cải tạo ruộng vườn, giúp hộ nghèo  nhân rộng mô hình nuôi ngan.

 

An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top