Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 11 năm 2022 | 14:58

Phát triển kinh tế nông nghiệp tại thành phố Tam Kỳ

Tam Kỳ là thành phố nhưng đất nông nghiệp chiếm đến gần 50% diện tích tự nhiên và lao động nông thôn chiếm 25% dân số. Do đó, phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được địa phương quan tâm đổi mới theo xu hướng mô hình kinh tế sinh thái, công nghệ cao.

Những bước chuyển tích cực

Theo báo cáo của UBND thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, địa phương cũng đã đầu tư gần 240 tỷ đồng cho các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo thông tin từ phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ, với sự quan tâm đầu tư này, thời gian qua kinh tế nông nghiệp Tam Kỳ đã có những bước chuyển biến tích cực.

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã hình thành được nhiều mô hình hiệu quả, có thế mạnh của từng vùng, tiêu biểu như vùng rau an toàn tại Tam Ngọc, rau thủy canh nông nghiệp công nghệ cao Trường Xuân, cây ăn quả Tam Ngọc, An Phú, các mô hình trồng nấm giá trị kinh tế cao như Hợp tác xã Nấm đông trùng hạ thảo Tam Phú hay Hợp tác xã Nấm công nghệ cao miền Trung.

Vùng rau sinh thái là bước chuyển quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao tại TP.Tam Kỳ.

Vùng rau sinh thái là bước chuyển quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao tại TP.Tam Kỳ.

Hiện, địa phương có 14 sản phẩm từ nông nghiệp được công nhận sản phẩm OCOP, triển khai được 2 chuỗi giá trị thịt gà và nước mắm, qua đó hình thành các kênh tiêu thụ.

Thành phố cũng đã xây dựng được 3 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm rau sạch Trường Xuân, nước mắm Tam Thanh, chiếu cói Thạch Tân, hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký cho sản phẩm nước mắm làng Bích Họa, nén An Phú, yến sào Bảo Trân.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Theo ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ, nông nghiệp, nông thôn của thành phố vẫn còn mang tính sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phát triển chưa bền vững, năng suất, chất lượng chưa cao.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ, việc huy động doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, nhiều vùng còn sản xuất độc canh cây lúa… vì vậy, chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ trong phát triển.

“Cần chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả kinh tế cao, bền vững, từng bước hình thành những vùng sản xuất trọng điểm, thế mạnh tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân nông thôn” - ông Nam nói.

Vừa qua, TP.Tam Kỳ ban hành Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài việc tiếp nối các công việc còn dang dở của giai đoạn trước đó, trong đề án lần này, thành phố “đổi mới tư duy” khi định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với khoa học công nghệ, hướng đến nông nghiệp sinh thái thông minh, công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Theo ông Nam, mục tiêu là ưu tiên những sản phẩm chủ lực có lợi thế của địa phương và nhu cầu của xã hội; đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch nông nghiệp, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, khởi nghiệp trong nông nghiệp. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng làng nghề và kinh tế vườn theo hướng du lịch sinh thái.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top