Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 3 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 1 năm 2024 | 10:18

Phát triển trồng trọt theo hướng xanh, đa giá trị kết hợp gia tăng sản phẩm chế biến

Ngày 30/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1748/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung của Chiến lược là phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, vững chắc an ninh lương thực quốc gia và các nhu cầu khác của nền kinh tế, gia tăng giá trị xuất khẩu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống có hiệu quả thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông dân góp phần ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Đến 2030, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD

Mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân 2,2 - 2,5%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt bình quân 8-10%/năm.

Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương...) 10 - 15%, trồng trọt hữu cơ 1%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30 - 35%.

Mục tiêu của ngành trồng trọt, đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD/năm.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 26 tỷ USD. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 150 - 160 triệu đồng.

Phấn đấu đến năm 2050, trồng trọt thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại thuộc nhóm đứng đầu khu vực và thế giới. Các sản phẩm ngành trồng trọt được sản xuất theo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Việt Nam là trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới.

Giữ ổn định diện tích, phát triển lúa đặc sản

Về định hướng phát triển một số cây trồng chủ lực, Chiến lược xác định phát triển sản xuất lúa ở vùng quy hoạch tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, hậu cần logistics.

Giữ ổn định diện tích 3,56 triệu hecta đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 3,0 triệu hecta, sản lượng trên 35 triệu tấn thóc, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu. Trong đó, lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 85 - 90%, lúa sử dụng cho chế biến chiếm 10 - 15%.

Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn

Đối với rau, trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu để tăng diện tích và đa dạng chủng loại, mùa vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang tăng nhanh trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng các cụm liên kết gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ rau tại các địa phương, các vùng có sản lượng rau lớn. Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung bảo đảm truy xuất nguồn gốc.

Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam

Chiến lược xác định đẩy mạnh tái canh, ghép cải tạo, đến năm 2025 đạt 107.000 ha cà phê bằng giống mới năng suất, chất lượng cao; phát triển cà phê đặc sản đến năm 2030 đạt 11.500ha, sản lượng khoảng 5.000 tấn. 

Áp dụng rộng rãi kỹ thuật tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, trồng xen, cây chắn gió, cây che phủ, tủ gốc và tạo cảnh quan cà phê; từng bước áp dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch và sản xuất cà phê chứng nhận. Thúc đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng, truy suất nguồn gốc.

Đẩy mạnh chế biến, đa dạng hoá các sản phẩm cà phê, đặc biệt chế biến sâu gia tăng giá trị và tạo sự khác biệt của cà phê Việt Nam gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam.

Thâm canh tăng năng suất cao su lên 1,8 - 2 tấn mủ/ha

Khai thác lợi thế, tiềm năng về đất đai, khí hậu, lao động của các tiểu vùng để phát triển cây cao su đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thâm canh tăng năng suất cao su lên 1,8 - 2 tấn mủ/ha.

Tập trung quản lý quy mô phát triển hồ tiêu phù hợp nhu cầu thị trường. Giảm một phần diện tích không phù hợp trồng hồ tiêu, diện tích hồ tiêu già cỗi, bị bệnh hại nặng sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. 

Nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao giống hồ tiêu sạch bệnh có năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh hại, xây dựng cơ cấu giống phù hợp thị trường tiêu thụ cho từng vùng sinh thái. Ưu tiên giải pháp trồng xen nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ổn định diện tích trồng điều, chú trọng trồng thay thế, ghép cải tạo và trồng mới cây điều bằng giống mới, năng suất, chất lượng cao. 

Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh điều như đốn tỉa tạo tán, tưới nước tiết kiệm, xử lý ra hoa, khai thác đa giá trị trên vườn điều, trồng xen, nuôi xen; đưa năng suất bình quân lên 15 - 17 tạ/ha.

Khai thác lợi thế cây ăn quả

Phát triển cây ăn quả (CAQ) trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. 14 loại CAQ được định hướng phát triển, gồm: thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ, na. Đến năm 2030, xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD.

Trồng trọt khẳng định vai trò chủ lực trong ngành Nông nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt năm 2023 đạt 3%. Giá trị sản xuất (cây hàng năm và lâu năm) chiếm 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2022 là 62%).

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 27 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2022 (chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong đó, 5 sản phẩm xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: gạo, cà phê, điều, rau quả, cao su.

Năm 2024, Cục Trồng trọt đặt mục tiêu phát triển trồng trọt hiệu quả, bền vững, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và các nhu cầu khác của nền kinh tế; gia tăng giá trị xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt đạt 2 - 2,2%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính tăng 5 - 7%. Giá trị sản lượng trên 1ha đất trồng trọt bình quân 125 triệu đồng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung đánh giá, những thành tựu mà ngành Nông nghiệp đạt được trong năm 2023 có sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực trồng trọt. Minh chứng là sản lượng lúa gạo ước đạt hơn 43 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,78 tỷ USD. Sản lượng các loại cây ăn quả chính khoảng 13 triệu tấn. Xuất khẩu rau quả gần 5,7 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 4,2 tỷ USD, điều 3,63 tỷ USD…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Trung cũng chỉ ra điểm hạn chế của  Cục Trồng trọt như việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam còn chậm. Trong hơn 2 năm thực thi Luật Trồng trọt, Cục đã công nhận được gần 8.000 giống cây trồng, trong đó có hơn 7.000 giống tự công bố. Vì thế, vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, chưa đảm bảo kịp những yêu cầu mà sản xuất đặt ra. Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế, truyền thông cũng gặp một  số hạn chế.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Hoàng Trung yêu cầu Cục Trồng trọt với vai trò là một trong những đơn vị quan trọng của ngành Nông nghiệp, trong năm 2024 cần tập trung sửa đổi Luật Trồng trọt và Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt trong thời gian nhanh nhất nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, viện, trường, tổ chức, cá nhân hoạt động.

Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam cho các loại cây trồng chính. Tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lực phát triển trồng trọt. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nhất là chất lượng, để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trong điều kiện thuận lợi nhất.

 

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

  • Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Sáng nay (27/11), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025.

Top