Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 12 năm 2023 | 14:49

Phú Yên: Tăng trưởng kinh tế xếp thứ 10 cả nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Yên năm 2023 ước tăng 9,16%, vượt 1,16% kế hoạch đề ra, xếp thứ 10 so với cả nước và xếp thứ 3/14 tỉnh, thành khu vực miền Trung.

Ngày 6/12, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2023).

Bà Cao Thị Hoà An, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Cao Thị Hoà An, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên cho biết, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, thực hiện quy trình công tác nhân sự và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND tỉnh bầu theo nghị quyết của Quốc hội. HĐND tỉnh xem xét, quyết định một số cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh và các cơ quan liên quan trình để biểu quyết thông qua 40 nghị quyết, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2024; giao biên chế công chức của các cơ quan hành chính nhà nước; giao số lượng công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; quy định chức danh, kiêm nhiệm chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, buôn, khu phố; mức hỗ trợ và phụ cấp kiêm nhiệm đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, buôn, khu phố; hỗ trợ Chương trình Sữa học đường; quy định cho vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; một số cơ chế để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh… Đồng thời, cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh xem xét thông qua Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền và xem xét quyết định một số vấn đề quan trọng khác.  

“Kỳ họp lần này có khối lượng công việc rất lớn (hơn 160 báo cáo và 45 hồ sơ dự thảo Nghị quyết), với nhiều nội dung quan trọng. Do vậy, để kỳ họp đạt kết quả tốt nhất, tôi đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đại biểu trước Nhân dân và cử tri, tập trung thảo luận sôi nổi, phân tích, tham gia nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, làm cơ sở để HĐND tỉnh xem xét, quyết định các nội dung đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân tỉnh nhà”, bà Cao Thị Hoà An nói.

Trong đó sản xuất nông - lâm - thủy sản cơ bản ổn định; tổng giá trị sản xuất tăng 3,28% so cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4%, lâm nghiệp tăng 7,3% và thuỷ sản tăng 3%.

Theo báo cáo UBND tỉnh Phú Yên tại kỳ họp, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định và có mặt phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 9,16%, vượt 1,16% kế hoạch đề ra (xếp thứ 10 so với cả nước và xếp thứ 3/14 tỉnh, thành khu vực miền Trung); GRDP bình quân đầu người ước đạt 65,2 triệu đồng, tăng 13,4% so với năm 2022, trong đó sản xuất nông - lâm - thủy sản cơ bản ổn định; tổng giá trị sản xuất tăng 3,28% so cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4%, lâm nghiệp tăng 7,3% và thuỷ sản tăng 3%. 

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình vườn cây ăn quả tập trung tại các huyện miền núi (như: cam, quýt, ổi, bưởi, bơ, sầu riêng...), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được triển khai nhân rộng. Trong năm, có thêm 1 xã đạt nông thôn mới và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 64 xã nông thôn mới, 16 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 19 vườn mẫu nông thôn mới, duy trì 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và có 231 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (trong đó có 09 sản phẩm 4 sao và 222 sản phẩm 3 sao). 

Tổng thu ngân sách ước đạt 4.000 tỷ đồng, bằng 78% dự toán Trung ương, chỉ đạt 50% dự toán tỉnh và 78,2% so với cùng kỳ, trong đó, nguồn thu tiền sử dụng đất ước đạt 1.000/5.074 tỷ đồng, đạt 19,7% dự toán tỉnh giao, bằng 52,9% so với cùng kỳ.

Quang cảnh kỳ họp.

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, ông Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho rằng, theo chương trình kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch tỉnh là nội dung lớn, quan trọng, là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển tỉnh toàn diện, thống nhất trong thời gian tới với con người là trung tâm của sự phát triển. 

“Những nội dung kỳ họp này đều là những nội dung có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, tôi đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh đề cao trách nhiệm, dành sự quan tâm tại phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường để tập trung đánh giá sâu những vấn đề lớn, phân tích kỹ các chỉ số đánh giá, các chỉ tiêu thực hiện. Để từ đó, kịp thời nhận diện, tháo gỡ những điểm nghẽn, những trở lực trong quá trình điều hành, thực hiện các nhiệm vụ, xác định được đâu thực sự là nền tảng tăng trưởng bền vững để tiếp tục phát huy.”, ông Dương nhấn mạnh

Dự kiến kỳ họp này diễn ra trong 3,5 ngày (từ 6-9/12), các phiên họp tại hội trường được phát thanh và truyền hình trực tiếp. 

Giải thích về nguyên nhân thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 50% kế hoạch đề ra trong năm 2023, ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho hay, có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, bất động sản và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể tăng so với cùng kỳ. Giá cả nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu biến động, các chi phí tăng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân kế hoạch đầu tư công. Một số nguồn hụt thu, không đạt kế hoạch, trong đó hụt thu chính là nguồn thu tiền sử dụng đất, do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn... Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do cấp ủy, chính quyền ở một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. 

“Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác thông tin, tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn thiếu chủ động, chưa đồng bộ, chặt chẽ; trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, còn có tâm lý né tránh, đùn đẩy trong triển khai nhiệm vụ”, ông Hổ nói.

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top