Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 2 năm 2024 | 11:3

Quảng Nam bảo vệ nguồn lợi từ rừng

Nguồn thu không nhỏ từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua hoạt động chống mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng (REDD+) sẽ giúp Quảng Nam có nguồn tài chính bền vững.

Đồng thời, hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu và cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 (Net zero).

Một chặng đường dài

Theo ông Hà Phước Phú - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đến gần cuối năm 2023, Đề án kinh doanh tín chỉ các-bon rừng tỉnh Quảng Nam vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy vậy, nhiều năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực lấy ý kiến từ Bộ NN&PTNT, Bộ TN-MT, Văn phòng Chính phủ góp ý hoàn thiện đề án. Nội dung cốt lõi của đề án là thẩm định các gói can thiệp để tăng cường trữ lượng các-bon, gồm giảm diện tích rừng tự nhiên bị mất 65% so với giai đoạn 2011 - 2020; bảo vệ rừng tự nhiên hiện có 466.207ha; tăng cường trồng rừng, phục hồi rừng và làm giàu cho 50.864ha rừng; tăng cường quản lý bền vững 12.877ha rừng.

Và đến năm 2026 sẽ tạo ra được 6,1 triệu tín chỉ các-bon rừng được xác minh và phát hành cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 sau khi trừ số lượng tín chỉ dự phòng theo quy định thẩm tra (VCS) và CCB (tiêu chuẩn khí hậu, cộng đồng và đa dạng sinh học) của Tổ chức Verra. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2023 kinh doanh 2,5 triệu tín chỉ; giai đoạn 2024 - 2025 bán 2,1 triệu tín chỉ.

Nguồn tài chính ổn định từ bán tín chỉ các-bon rừng sẽ giúp lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách an tâm công tác.

Nguồn tài chính ổn định từ bán tín chỉ các-bon rừng sẽ giúp lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách an tâm công tác.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở hồ sơ REDD+, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ, UBND tỉnh lập báo cáo đánh giá khả thi về cơ hội đầu tư vào các-bon từ REDD+.

Trong giai đoạn đầu, xác định 5 nhà đầu tư/người mua tiềm năng gồm: Công ty Everland từ Hoa Kỳ, Liên minh South Pole từ Thụy Sĩ và Shell Việt Nam, Liên minh Terra Global từ Hoa Kỳ và ENI từ Ý, Công ty BP của Vương quốc Anh, Liên minh Althelia và Mirova từ Vương quốc Anh.

Những thế mạnh, hạn chế của 5 nhà đầu tư này được phân tích kỹ lưỡng. Thời gian qua Quảng Nam đàm phán với Công ty BP về thực hiện các điều kiện thẩm tra và xác minh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Verra.

Nhận thấy việc hợp tác với Công ty BP còn nhiều trở ngại nên từ năm 2022 đến nay UBND tỉnh làm việc với một đối tác khác - Công ty Terra Global và Quảng Nam có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương lựa chọn nhà đầu tư này để hợp tác.

Rào cản đầu tiên là tỉnh phải đạt được thỏa thuận hợp đồng thu mua tín chỉ các-bon rừng với giá không thấp hơn 5 USD/tCO2e (mỗi tín chỉ các-bon được xác nhận là 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2 gọi chung là 1 tấn CO2, viết tắt là tCO2e) và nhà đầu tư sẽ cung cấp tài chính trước để thực hiện dự án.

Tiếp đó, xây dựng hoàn thiện và trình Tổ chức Verra để thẩm tra hồ sơ mô tả dự án tín chỉ các-bon rừng từ hoạt động REDD+ (gồm kế hoạch giám sát, đo đạc, xác minh, biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và cộng đồng).

Cần thêm nguồn lực

Ông Trần Út - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, nhiều năm nay, ngành lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng, các ngành chức năng khác của tỉnh góp ý hoàn thiện phương án và kế hoạch chi trả tiền thu bán tín chỉ các-bon rừng từ REDD+; thiết lập bản đồ chi trả xác định rõ địa điểm, đối tượng rừng và người được chi trả theo quy định trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; thiết lập, vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng giảm phát thải…

“Dù quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do hồ sơ trình thẩm định phải qua tổ chức quốc tế, cộng với pháp luật trong nước chưa quy định rõ ràng cách tiếp cận kinh doanh tín chỉ các-bon rừng từ REDD+, nhưng Quảng Nam đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ nhằm sớm hiện thực hóa con đường xuất khẩu tín chỉ các-bon ra nước ngoài” - ông Trần Út nói.

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, đã nhiều lần làm việc, trao đổi với Công ty BP và nhận thấy việc hợp tác với công ty này gặp nhiều thách thức như biến động về đơn giá tín chỉ trong tương lai sẽ tác động lên doanh thu của tỉnh.

Cụ thể, Công ty BP chỉ đảm bảo mua 50% với mức giá 5 USD và 50% còn lại với giá thị trường; chưa có kế hoạch, lộ trình, quy định hoàn trả và mức dự kiến kinh phí đầu tư ban đầu nên Quảng Nam sẽ không biết rõ tổng nguồn kinh phí đầu tư và hoàn trả sau khi phát hành tín chỉ…

Từ những lý do đó, UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam làm việc với một đối tác khác là Công ty Terra Global (đơn vị tài trợ cho Tổ chức WWF Việt Nam triển khai hoạt động “Nghiên cứu khả thi để xây dựng dự án liên quan đến phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng tại Quảng Nam” tại Tây Giang).

Điểm mạnh của nhà đầu tư này là hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các khoản đầu tư tài chính trước; có kinh nghiệm trong việc phát triển các dự án các-bon và cam kết hỗ trợ tỉnh bán tín chỉ các-bon trên thị trường tự nguyện.

Công ty Terra Global có kế hoạch, lộ trình và mức dự kiến kinh phí đầu tư; quy định hoàn trả bằng số tiền đầu tư ban đầu. Công ty cung cấp hồ sơ năng lực thể hiện kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện các dự án các-bon.

Việc đàm phán hợp tác với Công ty Terra Global đang rất suôn sẻ và thuận lợi bởi đối tác đầu tư này cam kết xây dựng hồ sơ dự án đảm bảo theo các tiêu chuẩn mới nhất nhằm bán được tín chỉ các-bon với giá cao nhất.

Đồng thời, đối tác cũng cam kết tỉnh Quảng Nam sẽ cùng tham gia tiến trình xây dựng kế hoạch và giám sát kinh phí đầu tư ban đầu trong tất cả giai đoạn đầu tư của dự án.

Với giá giao dịch thấp nhất hiện nay trên thị trường quốc tế là 5 USD/tấn CO2, thì theo tính toán, mỗi năm Quảng Nam có thể thu về ít nhất 5 triệu USD từ việc bán tín chỉ các-bon rừng.

 

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top