Theo định hướng quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, lĩnh vực nông nghiệp sẽ phát triển theo vùng chuyên canh, tiếp tục là trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Sáng nay (16/3), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Công bố qui hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và khai mạc “Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi lễ.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc… tham quan triển lãm về đa dạng sinh học tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ.
Định hướng theo vùng chuyên canh
Định hướng quy hoạch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ: Nông nghiệp tiếp tục là một trong những ngành trụ cột, bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Mô hình nuôi tôm ứng dụng CNC đầu tiên trên cả nước tại vùng đất cát xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở đó, tổ chức sản xuất nông nghiệp (NN) theo hướng Nhà nước sẽ giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng; định hướng xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, khu NN công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm...
Vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ, chế biến sản phẩm trong NN và dược liệu sẽ được chú trọng hơn. Về cây dược liệu sẽ tập trung bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, quế Trà My và phát triển một số cây trồng dược liệu mới khác.
Quảng Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để thực hiện và trình phê duyệt Đề án phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam; Kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 tại Quyết định số 611 ngày 1/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Rà soát, hoàn thiện lại các quy định về cho thuê môi trường rừng để trồng cây dược liệu (dưới tán rừng đặc dụng, phòng hộ) theo quy định tại Điều 248 Luật Đất đai 2024.
Tỉnh sẽ khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất chuyển từ sản xuất riêng lẻ sang sản xuất theo vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường với sự liên kết, liên doanh, đặt hàng của doanh nghiệp. Củng cố quy mô vùng chuyên canh đã được hình thành, đẩy mạnh thực hiện việc cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc...
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng vùng, lĩnh vực sẽ được nghiên cứu đề xuất, kết hợp chặt chẽ với các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển ngành NN, dược liệu của Trung ương.
Phát triển NN hàng hóa, NN ứng dụng công nghệ cao
Trong định hướng, giải pháp phát triển các ngành quan trọng theo quy hoạch tỉnh, sẽ xây dựng nền NN hữu cơ, an toàn theo hướng tăng cường liên kết chuỗi, thích ứng biến đổi khí hậu; chuyển đổi cây trồng các vùng khô hạn, nhiễm mặn, các vùng trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi, các vùng chuyên canh rau màu, dược liệu có giá trị cao.
Đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận, thực hiện các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao (CNC) trong NN. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN trong lĩnh vực sản xuất NN trên địa bàn tỉnh.
Củng cố quy mô vùng chuyên canh đã được hình thành, đẩy mạnh thực hiện việc cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc...
Từng bước nâng cấp, đổi mới, mở rộng các khâu, các loại hình ứng dụng CNC, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Chủ động phối hợp với các viện, trường, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu để chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất và các loại giống mới có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong đó ưu tiên cho ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ vào sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi có lợi thế, tiềm năng.
Các khu NN CNC, vùng NN CNC sẽ được xây dựng như: Khu phức hợp NN CNC tại huyện Hiệp Đức; Khu NN CNC Đông Quảng Nam tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, diện tích hơn 278ha; Khu NN CNC Đông Quảng Nam tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, quy mô 190ha và các khu NN CNC Tam Kỳ, Núi Thành (thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai).
Ngoài ra, sẽ hình thành Trung tâm Công NN tại huyện Núi Thành, do Tập đoàn Thadi đầu tư, quy mô 451ha. Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 1 vùng nông nghiệp CNC hoặc khu phức hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC, sản xuất chế biến, nông lâm thủy sản: Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Phú Ninh và Núi Thành.
Mục tiêu của các dự án NN CNC là đầu tư xây dựng khu trồng trọt ứng dụng CNC, khu hỗ trợ sản xuất và cơ sở hạ tầng cho khu vực của dự án được quy hoạch hiện đại, đồng bộ về kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan phù hợp với đặc điểm tự nhiên.
Phát triển vùng NN sản xuất hàng hóa lớn, hình thành các cánh đồng trồng hoa và rau củ quả có năng suất, chất lượng, hiệu quả; các khu trang trại, khu dịch vụ phụ trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển NN bền vững.
Đồng thời, đem lại cho dân cư, khách du lịch tới Quảng Nam những trải nghiệm về loại hình du lịch mới gắn với các hoạt động và sản phẩm NN cùng với những dịch vụ hiện đại, tiện nghi...
Phấn đấu hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển của tỉnh Quảng Nam là chuyển đổi sản xuất NN sang kinh tế NN gắn với tái cơ cấu lại ngành NN, trong đó khuyến khích các loại hình kinh tế tập thể liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến sâu; phát triển mạnh về số lượng và chất lượng các sản phẩm OCOP gắn với hoạt động khởi nghiệp…
Theo quy hoạch được phê duyệt, tỉnh Quảng Nam chủ động kiến tạo, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế; phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, hài hòa với tự nhiên, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế trên nền tảng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị của toàn cầu.
Kết hợp giữa nội lực với ngoại lực, phấn đấu một số ngành, lĩnh vực thuộc nhóm dẫn đầu cả nước như công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí; công nghiệp chế biến sản phẩm NN, dược liệu; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; dịch vụ du lịch.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, an sinh xã hội và giảm nghèo; đẩy mạnh tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Phát triển kinh tế gắn với giữ gìn cảnh quan, bảo tồn di sản. Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; khơi dậy khát vọng xây dựng quê hương phồn vinh, hạnh phúc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa truyền thống, ý chí tự lực, tự cường, bền bỉ của con người Xứ Quảng.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia; có cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; có nền văn hóa giàu bản sắc; đa số các cơ sở y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc gia; có hệ thống đô thị đồng bộ, gắn kết với nông thôn.
Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hóa đặc trưng con người Xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hóa thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới…
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng: Quy hoạch là công cụ quan trọng để tỉnh hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ đảm bảo tính kết nối đồng bộ; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực để phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời gian đến. Bên cạnh đó, sẽ mở ra những cơ hội, không gian phát triển mới cho tỉnh Quảng Nam, được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới để Quảng Nam tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đảm bảo hài hòa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, gắn với 4 trụ cột chính là du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp năng lượng; thương mại, dịch vụ logistics và nông, lâm, thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.