Theo kế hoạch, tối 25/11, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) sẽ tổ chức Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ Thương mại huyện Cao Phong năm 2022 giao lưu văn hoá - thể thao - du lịch với chủ đề “Tiếng gọi Mường Thàng”.
Dự kiến, có khoảng 200 gian hàng, trong đó, 72 gian hàng trưng bay, bán những sản phẩm đặc sản của địa phương như: cam, quýt, chanh, mía tím… và hơn 120 gian hàng thương mại tổng hợp tham dự. Tại hội chợ, các mặt hàng nông sản đặc sản chủ lực, sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của các địa phương trong tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền núi phía Bắc cũng sẽ được trưng bày, giới thiệu và bán tại đây.
Theo kế hoạch, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ Thương mại huyện Cao Phong năm 2022 diễn ra tại sân vận động huyện Cao Phong.
Lễ hội và hội chợ là dịp để quảng bá, bảo vệ và phát triển thương hiệu cam Cao Phong, thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp các tỉnh ở miền núi phía Bắc nói chung và các loại cây ăn quả có múi của tỉnh Hòa Bình nói riêng. Là cơ hội cho các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam và các thương hiệu nông sản khác nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp và doanh nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị và tầm quan trọng của cam Cao Phong.
Đây cũng là dịp giới thiệu đến với du khách du lịch về văn hóa truyền thống của cộng đồng người Mường Thàng, các địa điểm tham quan, du lịch trên địa bàn huyện. Góp phần bảo tồn, phát huy và giới thiệu các nét văn hóa truyền thống của địa phương. Thúc đẩy phát triển du lịch huyện Cao Phong. Tạo cơ hội giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm, dự án nông nghiệp, tìm kiếm cơ hội liên kết vùng cho các địa phương cùng đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo thống kê, hiện toàn huyện Cao Phong có trên 1.740 ha cây ăn quả có múi, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 ước đạt 22.000 tấn. Trong đó, riêng diện tích cam khoảng 1.500 ha, sản lượng ước đạt 18.000 tấn; diện tích cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP có 536,77 ha. Thời điểm này, bà con trên địa bàn huyện tập trung thu hoạch một số giống cam chín sớm như cam lòng vàng, cam mát. Hiện giá cam lòng vàng bán tại vườn dao động 16.000 - 23.000 đồng/kg, tùy từng loại; giá bán lẻ khoảng 30.000 đồng/kg.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…