Năm 2022, tỉnh Sơn La đã tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên để khơi thông thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời tạo ra các cơ hội thương mại với các nền kinh tế phát triển từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu.
Năm 2022, tỉnh Sơn La triển khai thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên gồm có: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA để đưa ra các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu trong đó chủ yếu là sản phẩm nông sản. Các hiệp định góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng, khơi thông thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời tạo ra các cơ hội thương mại với các nền kinh tế phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư của.
Lễ cắt băng khởi hành lô nhãn Sông Mã - Sơn La tiêu thụ tại thị trường EU và Vương Quốc Anh năm 2022.
Để triển khai thực hiện, tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương về triển khai thực hiện các FTA tại địa phương và đã đem lại kết quả tích cực. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về các Hiệp định FTA; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
Các doanh nghiệp, HTX bước đầu chú trọng phát triển sản xuất, kinh doanh định hướng kinh tế thị trường; ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và đăng ký sở hữu trí tuệ. Năm 2022, hoạt động thương mại của tỉnh Sơn La duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, thu nhập của người trên địa bàn tỉnh ngày càng cải thiện, mạng lưới hạ tầng thương mại được mở rộng và phát triển theo xu hướng hiện đại hóa qua thúc đẩy hoạt động tiêu dùng, lưu thông hàng hóa.
Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt khoảng 35.160 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2021, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 27.170 tỷ đồng tăng 16,4%. Thị trường hàng hoá, dịch vụ của tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của doanh nghiệp, nhân dân trong tỉnh.
Tỉnh Sơn La đã đảm bảo sản lượng lương thực; các sản phẩm nông sản, nhất là sản phẩm trái cây của tỉnh đã được tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, các mặt hàng khác như: hàng công nghiệp tiêu dùng, phương tiện giao thông, vật phẩm, văn hóa, giáo dục, dược phẩm, hoá mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp... đang phụ thuộc nguồn cung của ngoài tỉnh và nhập khẩu.
Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu tỉnh Sơn La năm 2022 ước đạt 174,8 triệu USD, tăng 8,45% so với năm 2021. Cơ cấu xuất khẩu đã điều chỉnh phù hợp với thực tế, tiềm năng lợi thế của địa phương. Cơ cấu xuất khẩu khoáng sản giảm, xuất khẩu nông sản tăng nhanh: nông sản, nông sản chế biến chiếm 93,25%; mặt hàng phi nông nghiệp như xi măng, điện thương phẩm... chiếm 6,75%.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Sơn La năm 2022 ước đạt trên 12 triệu USD, giảm 47,19% so với năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị phụ tùng chiếm trên 80% giá trị hàng nhập khẩu (chủ yếu cho các nhà máy thủy điện), khoảng 20% giá trị hàng hóa là thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, phân bón phục vụ quá trình sản xuất, xây dựng và hàng tiêu dùng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…