Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận; hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh để xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao, sản phẩm du lịch cộng đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 135/KH-UBND triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 nhằm triển khai hiệu quả, đồng bộ, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.
Tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng sản phẩm OCOP hướng OCOP 5 sao.
Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chủ thể kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP; Phát triển, chuẩn hóa các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024 theo hướng phát huy nội sinh, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Đồng thời, duy trì, nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận; hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh để xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao, sản phẩm du lịch cộng đồng; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể, phấn đấu nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP; đánh giá và công nhận lại cho các sản phẩm đã được UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế công nhận. Phát triển từ 2-3 điểm du lịch/dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP. Phấn đấu có ít nhất 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình thí điểm “Phát triển sản phẩm rượu vang Bạch Mã gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng bản địa, nâng cao năng lực chế biến và nâng cấp sản phẩm theo chuẩn OCOP, hướng đến sản phẩm OCOP 5 sao”…
Theo đó, kế hoạch triển khai tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau: Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và tham quan học tập; Chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP; Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Tăng cường chuyển đổi số; Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; Kiểm tra, giám sát, quản lý Chương trình OCOP.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…