Tại Hội nghị Kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu năm 2022 được tổ chức tại Thái Bình, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan đề nghị Thái Bình cũng cần phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, có giá trị cạnh tranh cao để "đưa sản vật Thái Bình đến muôn nơi".
Thái Bình nhiều lợi thế, giàu tiềm năng
Thái Bình là tỉnh có vị trí khá thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 110km, cách Hải Phòng 70 km, với bở biển dài 52 km, hệ thống giao thông thủy bộ kết nối vùng và khu vực tương đối đồng bộ. Thái Bình cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường bộ ven biển vào quý II/2023; đồng thời triển khai khởi công thực hiện dự án tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng vào Quý III/2023, sẽ thúc đẩy việc kết nối, liên kết phát triển sản xuất và lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất khẩu đến với thị trường thuận lợi.
Thay mặt Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng hoa chúc mừng tỉnh Thái Bình
Từ một tỉnh thuần nông, Thái Bình đang hướng tới trở thành tỉnh phát triển khá về mọi mặt, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ đạo làm bệ đỡ hướng đến phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, xanh - sạch - bền vững. Năm 2021, Thái Bình đạt mức tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 57.112 tỷ đồng, tăng 6,68% so với năm 2020 (đứng thứ 14 về tốc độ tăng GRDP so với 63 tỉnh, thành phố). 8 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Bình tăng 14,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 17,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,6%, kim ngạch nhập khẩu tăng 30,4%. Toàn tỉnh có 8.449 doanh nghiệp và 2249 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động.
Thái Bình cũng là tỉnh sớm hoàn thành, dẫn đầu phong trào xây dựng nông thôn mới, đang tập trung hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu chính điều này đã và đang tạo ra sức bật mới cho nông nghiệp, nông thôn Thái Bình. Đặc biệt, Khu Kinh tế Thái Bình đang được tập trung triển khai xây dựng đồng bộ về hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Liên Hà Thái, khu công nghiệp Tiền Hải… đang tạo sức hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với một số dự án quy mô lớn làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm tới… Đặc biệt, Thái Bình đã định hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là nòng cốt trong phát triển ngành công nghiệp nhằm hỗ trợ gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Hiện nay, Thái Bình đang hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa sạch, hữu cơ, với đa dạng các loại sản phẩm như gạo, khoai tây, tỏi, ớt, ngao, tôm... và một số sản phẩm công nghiệp từ nông nghiệp như bún phở tươi, các sản phẩm nông nghiệp được phát triển theo 3 trụ cột gồm: sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương, các sản phẩm khác.
Ông Trần Huy Quân, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình cho biết: Năm 2022, lúa vụ Xuân đạt trên 535 nghìn tấn, năng suất đạt 70,8 tạ/ha; diện tích lúa mùa đã gieo cấy toàn tỉnh đạt 76.628ha, vượt 0,16% diện tích theo Đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông của tỉnh; tổng diện tích cây màu hè thu đã trồng đạt 8.990 ha, vượt 38% kế hoạch. Toàn tỉnh có 2.390 trang trại chăn nuôi và khoảng 250.000 nông hộ chăn nuôi, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.665,1 ha.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình phát biểu tại hội nghị
Phá biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình cho biết: Hội nghị Kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình được tổ chức là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của địa phương kết nối với các doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu, hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm tiêu biểu với các nhà phân phối, tập đoàn bán lẻ, đưa hàng hóa vào kênh phân phối hiện đại, mở rộng hệ thống phân phối và đáp ứng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.
Xây dựng thương hiệu "đưa sản vật Thái Bình đến muôn nơi"
Hiện, Thái Bình có 64 sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng địa phương (OCOP) được công nhận 3,4 sao. Trong số đó, một số sản phẩm được công nhận mang bản sắc riêng của vùng quê lúa, có thương hiệu trên thị trường cả nước như: Mắm cáy Hồng Tiến, bánh cáy Thiên Đức, cây phát lộc Minh Tân, sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cói Tây An, Tiền Hải và khăn bông Thanh Chất, Hưng Hà đủ điều kiện để đăng ký tham gia sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Nhiều sản phẩm của Thái Bình sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, dán tem OCOP đã đưa vào tiêu thụ ổn định trong các công ty, cửa hàng, siêu thị. Tiêu biểu như sản phẩm trứng vịt biển, thịt vịt biển Đông Xuyên đã đưa vào tiêu thụ tại 26 cửa hàng, siêu thị ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tới lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương
Hội nghị kết nối cung cầu được tổ chức tại Thái Bình là một trong những cách thức nhằm đa dạng các biện pháp kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Đây là năm đầu tiên Thái Bình thực hiện bằng hình thức hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại Hội trường trung tâm và 18 điểm cầu trực tuyến tại các tỉnh trong cả nước, 4 điểm cầu trực tuyến quốc tế tại các thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc… với quy mô lớn, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bối cảnh cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng đang tập trung phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Thông qua hội nghị này, tỉnh Thái Bình mong muốn, những sản phẩm của Thái Bình sẽ đến gần hơn nữa với người tiêu dùng trong cả nước và các nước khu vực và thế giới. Từ đó giúp Thái Bình tiếp nhận được nhiều hơn nữa thông tin thị trường, nhu cầu trong nước và thế giới nhằm định hướng phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, cải thiện thu nhập của người nông dân, giải quyết tình trạng “ly nông, bất ly hương”, được mùa mất giá, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp bền vững.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng đề nghị tỉnh Thái Bình phải thiết lập hệ thống phân phối các sản phẩm tiêu biểu theo hướng gắn chặt với các "đại sứ" là những hiệp hội, người con của Thái Bình đang công tác trên mọi miền tổ quốc, thế giới. Đồng thời, Thái Bình cũng cần phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, có giá trị cạnh tranh cao để "đưa sản vật Thái Bình đến muôn nơi".
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.