Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu 5 Bộ và 15 địa phương liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng thông thường cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025.
Công điện nêu rõ để đạt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, Chính phủ đã ưu tiên tối đa nguồn lực đầu tư phát triển các dự án đường bộ cao tốc. Bao gồm các cơ chế đặc thù, đặc biệt, cho phép rút ngắn thủ tục khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường, nâng công suất các mỏ cát đang khai thác.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được khởi công từ ngày 1/1, nhưng đến nay tại một số gói thầu còn vướng mắc về nguồn vật liệu xây dựng thông thường. Đến nay, UBND các tỉnh mới hoàn tất thủ tục đăng ký khai thác cho 14/51 mỏ đã được chủ đầu tư, nhà thầu trình.
Ngoài ra, sau khi hoàn thiện các thủ tục xác nhận đăng ký khai thác, các nhà thầu gặp khó khăn trong việc thỏa thuận giá chuyển nhượng, đền bù với người dân khu vực mỏ khai thác vật liệu xây dựng. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai thi công của nhà thầu.
“Nguyên nhân chính là một số các cơ quan, địa phương chưa nỗ lực, tích cực triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua” - Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu.
Nguồn cát đắp cho các dự án đang là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025.
Từ thực tế đó, để đảm bảo tiến độ và chất lượng cho dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ GTVT, TN&MT, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an và 15 tỉnh thành phố, trong đó có các tỉnh ĐBSCL, gồm: TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Công điện, Thông báo kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, có những giải pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc.
Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có dự án cao tốc đi qua và có mỏ vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ dự án, khẩn trương kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác khai thác mỏ mới và nâng công suất các mỏ phục vụ dự án.
Cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khẩn trương giải quyết các thủ tục đăng ký khai thác đã được các nhà thầu trình theo đúng hướng dẫn của Bộ TN&MT, hoàn thành trước ngày 30-6.
“Không đặt thêm các yêu cầu, điều kiện, thủ tục hành chính gây khó khăn vướng mắc cho các nhà thầu, chủ đầu tư” - Công điện của Thủ tướng Chính phủ thể hiện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư rà soát, nâng công suất các mỏ đá, mỏ cát, mỏ đất đã cấp phép và đang khai thác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu, tiến độ thi công.
Ngoài ra, chỉ đạo các sở, ngành và UBND các địa phương tăng cường quản lý nhà nước, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong việc thỏa thuận giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, bồi thường cây cối, hoa màu... đối với các mỏ mới nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án cao tốc. Đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT thành lập tổ công tác gồm lãnh đạo các bộ ngành liên quan khẩn trương kiểm tra, làm việc với tỉnh, thành phố thuộc khu vực dự án để kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan. Sau đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.