Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 6 năm 2022 | 10:27

Trồng dưa lưới lãi tiền tỷ

Dốc 400 triệu đồng tích cóp được, anh Trương Văn Hậu vay mượn bạn bè, người thân để trồng dưa lưới, đến vụ thứ ba mới thành công.

Sáng cuối tháng 5, Trương Văn Hậu, 29 tuổi, ở thị xã Phú Mỹ lái xe tải chở ba tấn dưa lưới vàng lên TP HCM bỏ mối. Xong việc, anh trở về trang trại rộng hai ha trồng dưa lưới... nằm giữa đồng lúa ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ.

 

Anh Trương Văn Hậu. Ảnh: Trường Hà

Anh Trương Văn Hậu trong vườn dưa lưới chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Trường Hà

 

Giữa trưa nắng gắt, Hậu cùng nhân công vào nhà màng (kết cấu khép kín bảo vệ cây trồng) kiểm tra bịch giá thể (vật liệu giữ nước cho cây sinh trưởng), quan sát cây dưa lưới vàng đang chín, rồi mở hệ thống tưới nhỏ giọt.

"Đám dưa này 10 ngày nữa sẽ cắt nhưng với tiết trời nắng mưa thất thường như lúc này, nếu sơ sẩy dưa hỏng nguyên vườn, mất cả 100 triệu đồng", Hậu nói.

Quê ở Hải Phòng, năm 18 tuổi, Hậu theo cha mẹ vào Bà Rịa - Vũng Tàu lập nghiệp. Ban đầu, nam thanh niên xin chân phụ vận hành ở công ty sản xuất băng tải, học thêm nghề thợ hàn, trở thành thợ chính.

Đầu năm 2015, Hậu sang Nhật xuất khẩu lao động, với thu nhập 25-30 triệu đồng mỗi tháng. Khi hợp đồng lao động còn hai tháng, mâu thuẫn tại nơi làm việc, anh bỏ ngang về nước, sau đó tính quay lại Nhật nhưng không thành.

Sau thời gian thất nghiệp, năm 2018, nam thanh niên dốc 400 triệu đồng tiết kiệm, mượn 400 triệu của người cậu, đến xã Long Tân thuê đất dựng hai nhà màng, trồng dưa lưới. Song, do chưa nắm rõ kỹ thuật, đám dưa Hậu trồng trong đất tự nhiên èo uột, sâu bệnh chết nửa vườn. Cùng với việc đầu ra khó khăn, anh tính bỏ vườn, xin vào công ty Nhật Bản ở địa phương làm thợ hàn.

 

Khu nhà màng trồng dưa lưới của anh Hậu ở xã Long Tân. Ảnh: Trường Hà

Khu nhà màng trồng dưa lưới của anh Hậu ở xã Long Tân. Ảnh: Trường Hà

 

Công việc mới lương thấp, khó có thể trả được gần nửa tỷ đồng vay trồng dưa trước đó, Hậu bỏ việc, vay mượn người quen nâng cấp hệ thống kỹ thuật, nhà màng tiếp tục trồng dưa. Lần thứ hai làm nông nghiệp, thêm một số kinh nghiệm, song Hậu vẫn chưa thu được thành công. Hàng trăm triệu vay mượn đầu tư nguy cơ mất trắng.

Sau gần một năm cần mẫn, việc trồng dưa của Hậu mới thu được kết quả ban đầu. Từ năm 2019, dưa liên tiếp được mùa, song đối diện cảnh bị ép giá, anh thuê xe mang dưa ra Bắc, xuống miền Tây bán. Chỉ sau vài vụ, anh trả hết nợ, thuê thêm đất mở rộng diện tích trồng, mua xe tải lớn chở dưa đi tiêu thụ.

Theo tính toán của anh, một nhà màng 1.000 m2 mỗi vụ nếu thuận lợi sẽ đạt sản lượng 3-4 tấn, mang lại doanh thu 100-120 triệu đồng. Với 7 nhà màng, mỗi năm trồng bốn vụ, Hậu lãi gần một tỷ đồng sau khi trừ hết chi phí.

Thấy mô hình hiệu quả, người dân trong xã tìm đến học hỏi. Cuối năm ngoái, anh thành lập Hợp tác xã dưa lưới Long Tân, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, đồng thời bao tiêu toàn bộ dưa cho thành viên hợp tác xã.

 
 
Hậu cùng nhân công phân loại, đóng dưa để đưa lên TP HCM bán. Ảnh: Trường Hà

Hậu cùng nhân công phân loại, đóng dưa để đưa lên TP HCM bán. Ảnh: Trường Hà

 

Ông Lý Hồng Nam, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, cho biết từ một vài nhà màng ban đầu của anh Hậu, đến nay địa bàn có gần 30 nhà trồng dưa công nghệ cao. Hiện, dưa lưới ở địa phương được chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm của Bộ Công thương) ở huyện.

Theo vnexpress.net

Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top