Vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 âm lịch hằng năm, người dân thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh, Vũ Quang (Hà Tĩnh)lại bận rộn thu hoạch hồng giòn. Từ loài cây được trồng nhằm tạo bóng mát, đến nay, hồng Yên Du đã trở thành cây hàng hóa giúp nông dân làm giàu.
Bà Trần Thị Nguyệt - một hộ dân trồng hồng lâu năm ở thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh, Vũ Quang phấn khởi nói: “Gia đình tôi có khoảng 150 gốc hồng giòn, đều đang phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập khá. Trong đó có 30 gốc hồng trên 50 năm tuổi, một số gốc có tuổi đời gần 100 năm, còn lại được trồng cách đây 15 năm. Năm nay, vườn hồng đạt năng suất khoảng hơn 3 tấn quả, cao hơn năm ngoái khoảng 4 tạ; với giá bán 35 - 40 nghìn đồng/kg, ước tính đến hết vụ, gia đình thu về khoảng hơn 110 triệu đồng”.
Những vườn hồng trĩu quả mang lại thu nhập cao cho người dân Yên Du, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang.
Bà Nguyệt cho biết thêm, hồng không tốn công chăm sóc như các loại cây ăn quả khác, chỉ cần bón một ít phân lúc cây nhỏ, sau này hồng phát triển tự nhiên. Cây hồng ra hoa vào tháng giêng, thu hoạch quả từ giữa tháng 9 âm lịch.
“Gia đình tôi trồng 200 gốc hồng. Dự kiến năm nay, vườn hồng của gia đình sẽ cho hơn 4 tấn quả. Thương lái mua với giá bình quân 35 nghìn đồng/kg tại vườn. Đến thời điểm hiện tại, gia đình đã bán được gần 3 tấn, nhẩm tính hết vụ sẽ thu được khoảng 140 triệu đồng”, chị Nguyễn Thị Mai Huệ, thôn Yên Du nói.
Theo người dân trồng hồng ở Yên Du cho biết thêm, hồng không tốn công chăm sóc như các loại cây ăn quả khác, chỉ cần bón một ít phân lúc cây nhỏ, sau này hồng phát triển tự nhiên. Cây hồng ra hoa vào tháng giêng, thu hoạch quả từ giữa tháng 9 âm lịch.
Hồng Yên Du được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao của Hà Tĩnh
Hiện nay, toàn thôn Yên Du có 80 hộ trồng với khoảng 40 ha diện tích. Năm nay với thời tiết thuận lợi, hồng cho trái to, màu sắc đẹp, tổng sản lượng đạt khoảng hơn 45 tấn, cao hơn năm ngoái khoảng 5 tấn. Hồng Yên Du giòn, có vị thơm, ngọt đặc trưng khi được trồng trên vùng đất thôn Yên Du nhưng nếu trồng ở địa phương khác sẽ không được thơm ngon như vậy.
Đặc biệt, quả hồng không hạt nên không thể ươm giống, phương pháp chiết hay ghép cành cũng kém hiệu quả. Vì vậy, các chủ vườn thường chặt rễ tách ra từ cây mẹ, sau đó đào hố sâu khoảng nửa mét, đổ phân chuồng xuống dưới để trồng. Cây sau 5 năm cho quả bói, đến năm thứ 10 mới bắt đầu thu hoạch đại trà. Cây càng lâu năm thì sản lượng và năng suất càng cao.
Toàn thôn Yên Du có 80 hộ trồng hồng với khoảng 40 ha diện tích
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Lĩnh cho biết: “Năm 2021, hồng Yên Du được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, đây là niềm tự hào lớn giúp người trồng hồng nơi đây quyết tâm phát triển loại cây này bền vững, đem lại những sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng. Mỗi vụ, trung bình một gia đình thu 100-200 triệu đồng, nhiều hộ sở hữu diện tích lớn, lời 300 triệu đồng một năm".
"Để giúp người dân xây dựng thương hiệu hồng Yên Du, xã đã hỗ trợ lập tổ hợp tác hồng với 10 thành viên. Sắp tới địa phương sẽ quy trình hóa các khâu trong sản xuất như đóng bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị sản vật, giúp các hộ dân trồng hồng có thêm thu nhập", ông Thanh nói.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.