Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 3 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 3 năm 2023 | 21:22

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Tính minh bạch của nền nông nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số của ngành. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.

Ảnh minh họa

Cả nước hiện có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, 14.200 doanh nghiệp nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ hạng 1, đây là các dữ liệu cấu thành Big data của ngành nông nghiệp. Theo đó, việc truy xuất nguồn gốc phải thực hiện một cách tổng thể để có thể bao quát được dữ liệu khổng lồ.

Vai trò của quản lý nhà nước là phục vụ và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế qua đó nâng cao tính minh bạch của các ngành hàng nông sản, đem lại quyền lợi cho nông dân với tư cách là người sản xuất.

Về các giải pháp cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Quốc Toản Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp đề nghị, cần có các cơ chế, và hành lang pháp lý tạo điều kiện để làm sống ứng dụng bởi bất kỳ phần mềm nào cũng cần thời gian vận hành và xây dựng dữ liệu. Bên cạnh đó, phải hệ thống hóa các quy trình sản xuất, quy trình chế biến và có tính liên thông giữa các quy trình trong chuỗi giá trị nông sản.

“Xây dựng truy xuất nguồn gốc để nâng cao tính minh bạch và giải trình của 1 ngành hàng, sản phẩm nông sản của 1 doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của nông dân (người trực tiếp sản xuất). Những điều này hướng đến việc truy xuất nguồn gốc hay hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ là cái tem, mà phải trở thành trách nhiệm của nhà sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng và suy rộng ra là trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của nền nông nghiệp” - ông Nguyễn Quốc Toản nói.

Theo vov.vn

Ý kiến bạn đọc
Vinamilk
Tan A Dai Thanh
hanvet.com.vn
  • Vốn ưu đãi “tiếp sức” cho người nghèo

    Vốn ưu đãi “tiếp sức” cho người nghèo

    Những năm qua, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Tây Giang (Quảng Nam) có bước phát triển vượt bậc cả về nguồn vốn giải ngân cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

  • Tín dụng chính sách - Điểm tựa vững chắc của phụ nữ nghèo

    Tín dụng chính sách - Điểm tựa vững chắc của phụ nữ nghèo

    Với 22 chương trình tín dụng chính sách hiện đang phục vụ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, NHCSXH đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên hóa giải hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới, đó là việc làm và phát triển kinh tế.

  • Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Đổi thay nhờ phát huy vốn vay chính sách

    Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Đổi thay nhờ phát huy vốn vay chính sách

    Với 2 “chiếc gậy” chính sách là Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14 và Nghị quyết số 120/2020/NQ-QH14 của Quốc hội cùng quyết tâm hành động của Chính phủ, các cấp, các ngành và từng người dân, vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa sẽ mau chóng tiến kịp miền xuôi…

  • Phát triển kinh tế xanh, xây dựng Con Cuông trở thành đô thị sinh thái

    Phát triển kinh tế xanh, xây dựng Con Cuông trở thành đô thị sinh thái

    Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung trong chuyến thăm và làm việc tại huyện Con Cuông về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội dịp cuối năm 2022.

  • Quang Sơn xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu

    Quang Sơn xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu

    Thời gian qua, xã Quang Sơn (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) đã đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Đề án thí điểm xây dựng mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân...

  • Mỹ Xuyên, điểm sáng trong XDNTM của Sóc Trăng

    Mỹ Xuyên, điểm sáng trong XDNTM của Sóc Trăng

    Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn huyện Mỹ Xuyên ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

Top