Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến có buổi tiếp và làm việc với đoàn Ủy ban Phát triển công nghiệp tơ lụa và len Uzbekistan do ông Ikboljon Ergashev, Chủ tịch Ủy ban làm trưởng đoàn.
Trong ngày 22/01 trao đổi tại buổi tiếp đoàn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm từ lâu đời, với diện tích trồng dâu khoảng 13,2 ngàn ha, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Việt Nam là nước sản xuất tơ lụa lớn trên thế giới nhưng chủ yếu xuất khẩu tơ thô. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm tơ tằm chưa phát triển, chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao mới ở giai đoạn sơ khai. Ngày nay, các làng nghề này vẫn đang phát triển nhưng kỹ thuật theo lối cổ truyền, sản xuất thủ công. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất. Tuy nhiên, sản phẩm lụa khá đẹp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Bà H.E. Mrs. Zulaykho Makhkamova, Chủ tịch Ủy ban Gia đình và Phụ nữ Cộng hòa Uzbekistan xem sản phẩm lụa Nha Xá.
Ông Ikboljon Ergashev, Chủ tịch Ủy ban Phát triển công nghiệp tơ lụa và len Uzbekistan cho biết, ngành dâu tằm tơ được Chính phủ Uzbekistan rất quan tâm trong những năm qua. Số lượng doanh nghiệp sản xuất dâu tằm đã tăng gấp 5 lần trong thời gian gần đây, Uzbekistan nằm trong top 5 nước xuất khẩu mặt hàng này, với khối lượng xuất khẩu đạt 23.600 tấn trong năm 2023, trong đó 50% được xuất khẩu sang Việt Nam. Ông hy vọng mối quan hệ hợp tác phát triển ngành công nghiệp tơ tằm với Việt Nam sẽ được duy trì và củng cố thêm trong thời gian tới.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trên cơ sở đề xuất hợp tác của Uzbekistan, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ giao các đơn vị đầu mối gồm Cục Chăn nuôi và Cục Thú y… nghiên cứu, trao đổi thêm với phía Uzbekistan để sớm đi đến ký kết hợp tác.
Tiếp đó, ngày 23/1 đến thăm làng lụa tơ tằm Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam hôm 23/1, bà Makhkamova Chủ tịch Ủy ban Gia đình và Phụ nữ Cộng hòa Uzbekistan và các thành viên gồm nhiều doanh nghiệp của Uzbekistan cho biết họ “vô cùng ấn tượng” trước tay nghề, trình độ làm tơ lụa của các nghệ nhân nơi này.
Theo bà Makhkamova, các sản phẩm như khăn, áo, chăn xuất xứ từ Nha Xá rất được người dân Uzbekistan ưa chuộng. Trong khi quy trình hiện tại, là nước này xuất khẩu kén tằm sang Việt Nam, các nghệ nhân Nha Xá gia công, rồi bán đi nhiều thị trường, trong đó có Uzbekistan.
“Các doanh nghiệp Uzbekistan rất mong muốn "nhập khẩu" công nghệ tơ lụa Việt Nam. Tôi rất mong các doanh nghiệp Việt Nam cân nhắc vấn đề này. Một làng nghề 700 năm tuổi có tiềm lực rất lớn, chúng ta cần hợp tác nhiều hơn nữa.Tôi rất mong các doanh nghiệp Việt Nam tính đến việc mở nhà máy vải lụa tơ tằm tại đất nước chúng tôi. Việt Nam hiện là một trong những thị trường lớn nhập khẩu kén tằm từ Uzbekistan. Việc mở nhà máy tại đất nước chúng tôi sẽ giúp giảm chi phí xuất nhập khẩu”, bà Makhkamova nói.
Giới thiệu về làng nghề Nha Xá với nước bạn, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam cho biết, thời gian hình thành làng nghề dệt lụa Nha Xá được xác định vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Nhân dân nơi đây thờ danh tướng Trần Khánh Dư là ông tổ truyền nghề.
Gần đây, làng nghề dệt lụa Nha Xá cũng đã chú ý đến may các sản phẩm từ lụa để phục vụ khách du lịch, như: Áo dài, khăn quàng cổ, cà vạt, khăn lụa đũi dâu, chăn và gối lụa tơ tằm thêu hoa, chăn và gối lụa tơ tằm thêu bóng, túi, ví, ba lô làm từ lụa… phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Trong chuyến thăm làng lụa Nha Xá, đoàn công tác của Uzbekistan đến gặp Công ty TNHH Lụa tơ tằm Hà Nam, một trong những doanh nghiệp tơ lụa lớn nhất địa phương. Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc công ty, cho biết mỗi năm đơn vị nhập khẩu khá nhiều kén tằm từ Uzbekistan.
“Đề nghị của phía Uzbekistan khá hấp dẫn, song chúng tôi cần sự bảo đảm, tạo điều kiện từ chính quyền nước bạn để tiến tới lập nhà máy. Nếu có nhà máy bên đó, khâu thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm sẽ tiến triển mạnh”, ông Hải nói.
Theo Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có 32 tỉnh có nghề trồng dâu nuôi tằm, có 38.076 hộ nông dân với hơn 101.705 nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm, tính theo lao động chiếm 0,24% tổng lao động nông nghiệp. Nghề trồng dâu nuôi tằm đóng góp khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu.
Có 3 loại giống dâu được sử dụng trong sản xuất là giống dâu địa phương, giống mới chọn lọc của Việt Nam (tam bội hoặc lai) và giống nhập từ Trung Quốc. Giống dâu mới chọn lọc của Việt Nam cho năng suất lá từ 35-40 tấn/ha.
Giá thu mua kén vàng từ 110.000 - 120.000 đồng/1kg; kén trắng từ 170.000 - 205.000 đồng/1kg (giá phụ thuộc theo vùng và mùa).
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…