Nhằm tăng cường giao thương nông sản giữa hai nước, ngày 10/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông lâm Phần Lan Antti Kurvinen tại Hà Nội.
Theo đó, tại cuộc hội đàm cấp cao lần đầu tiên giữa hai bên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Antti Kurvinen đã trao đổi những nội dung cụ thể hai bên quan tâm và ký Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nông sản - thực phẩm và lâm nghiệp để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương xứng tầm quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Bộ trưởng Bộ Nông lâm Phần Lan Antti Kurvinen cho biết, thành phần đoàn công tác của ngài Bộ trưởng và đoàn doanh nghiệp Phần Lan lần này bao gồm rất nhiều doanh nghiệp có chuyên môn về ba ngành thuộc sự quản lý của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông lâm Phần Lan Antti Kurvinen
"Các công ty thực phẩm của chúng tôi đang mong mỏi được bắt đầu các hoạt động trao đổi, giao thương các mặt hàng nông sản Phần Lan với Việt Nam. Chúng tôi cũng có các chuyên gia về lĩnh vực nước và sử dụng tài nguyên rừng. Tôi mong rằng chúng ta sẽ có thêm cơ hội để bàn luận về cả ba lĩnh vực cũng như một số điểm mấu chốt của hai bên".
Cả hai nước đều có lợi thế về nông lâm thủy sản. Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, có mức tăng trưởng kinh tế ổn định 6-7%/năm. Việt Nam cũng là cửa ngõ cho thị trường Đông Nam Á với 650 triệu dân, với nền kinh tế phát triển rất năng động, ông Antti Kurvinen nói.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Bộ NN-PTNT sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Phần Lan để tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản, vì lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng của 2 bên. Nông lâm thủy sản là lĩnh vực mà hai bên có thể bổ sung cho nhau, tận dụng được thế mạnh của nhau.
Trong bối cảnh phát triển nhằm triển khai thông điệp của Thủ tướng Việt Nam tại COP26 và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phía Việt Nam mong muốn các quốc gia, đặc biệt các quốc gia trong khối EU, hỗ trợ và cung cấp tư vấn kĩ thuật để Việt Nam có đủ nguồn lực trong quá trình chuyển đổi.
Đặc biệt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Phần Lan ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong triển khai chống khai thác IUU và có tiếng nói ủng hộ để Ủy ban Châu Âu nhanh chóng xem xét việc tháo gỡ “thẻ vàng” đối với ngành khai thác hải sản của Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan
Bộ trưởng Antti Kurvinen hoàn toàn đồng tình với những chia sẻ của Bộ trưởng Hoan: “Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của thương mại tự do. Và dù là nước giàu hay nghèo, to hay nhỏ, chúng ta đều cần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, thương mại. Về các vấn đề thực phẩm cũng như đánh bắt thủy sản, tôi tin rằng các đồng sự nắm rất rõ về hệ thống của EU cũng như các cơ chế pháp lý. Tôi nghĩ rằng bằng việc tăng cường hợp tác chúng ta có thể tìm giải pháp cho những vấn đề đang còn tồn tại".
Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn Phần Lan tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp; xem xét có cơ chế ưu đãi đặc thù nhằm tiếp tục hỗ trợ nguồn lực cho Việt Nam để tăng cường sự duy trì và phát triển Hệ thống quản lý thông tin ngành Lâm nghiệp (FORMIS); tăng cường năng lực trong quản trị rừng, trong đó có thực thi công ước CITES. Đồng thời, đề nghị Phần Lan phối hợp với EU tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để triển khai Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), thúc đẩy xuất khẩu gỗ hợp pháp từ Việt Nam sang EU.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…