Trong tiến trình 30 năm đổi mới của Việt Nam với nhiều dấu ấn quan trọng về phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo, hoạt động của Agribank đã có nhiều đóng góp tích cực.
Hưởng ứng chủ trương giảm nghèo bền vững, thông qua nhiều chương trình, hành động thiết thực, Agribank đang tích cực chung tay cùng ngành ngân hàng đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững trở thành hiện thực.
Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách cho Tam nông
Ở tầm nhìn chính sách, Ngân hàng Nhà nước đã xác định tài chính vi mô là một mũi nhọn trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo; một khía cạnh trong đó bắt đầu được đẩy mạnh những năm gần đây chính là tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn.
Là Ngân hàng Thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, Agribank luôn đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt, với việc tiên phong triển khai tín dụng chính sách, Agribank là “cầu nối” quan trọng đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cả nước, mang đến cho người dân trên cả nước cơ hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Đồng vốn Agribank là "bà đỡ" giúp nhiều hộ nông dân vùng sâu vùng xa thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu
Agribank hiện là NHTM Nhà nước duy nhất nắm giữ 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích tại khu vực nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nước.
Tổng tài sản của Agribank đạt gần 01 triệu 200 ngàn tỷ đồng; Nguồn vốn huy động đạt gần 01 triệu 100 ngàn tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 17,6% so với năm 2016, đạt gần 900 ngàn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 650 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,6% dư nợ và chiếm trên 51% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.
Gánh vác sứ mệnh tín dụng nông nghiệp, nông thôn, hiện nay, Agribank đang đảm trách triển khai 08 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ. Dư nợ cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank là 645.367 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nguồn vốn Agribank đóng vai trò chủ lực đối với thành công các chương trình như cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Cho vay theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; cho vay xây dựng nông thôn mới; tái canh cà phê; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch…
Nguồn vốn của Agribank đầu tư cho “Tam nông” đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Thông qua ký thỏa thuận liên tịch với Trung ương Hội Nông dân và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đẩy mạnh cho vay kinh tế hộ thông qua tổ vay vốn, Agribank giúp nhiều nông dân có cơ hội đổi đời từ chính mô hình sản xuất của gia đình, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.
Những điều kỳ diệu ở vùng cao
Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và Thông tư 06/2009/TT-NHNN quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2018 của Chính phủ, Agribank đã thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với 62 huyện nghèo thuộc 18 tỉnh, dư nợ 2.699 tỷ đồng với 49.919 khách hàng. Đối với tỉnh Điện Biên là tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất trong cả nước, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa.
Việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình từ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank ở huyện Tủa Chùa, Mường Ảng từ năm 2009 có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, qua đó tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.
Đến với 2 huyện nghèo nhất cả nước hôm nay sẽ thấy nhiều đổi thay trong cuộc sống của người dân nơi đây, sự đổi thay đó đang hiện hữu trong hình ảnh của gần 3.000 ngôi nhà mới cho người nghèo, 41 khu nội trú dân nuôi, 5 điểm trạm y tế, 6 trường học… Những ngôi nhà tranh, vách đất trước đây của những hộ nghèo ở hai huyện Tủa Chùa, Mường Ảng đã được thay thế bằng những ngôi nhà vững chắc cả nền, khung, mái; người dân được khám bệnh ở những trạm y tế với đầy đủ trang thiết bị; học sinh ở trong những khu nhà nội trú dân nuôi khang trang.
Công trình trường nội trú dân nuôi do nguồn vốn tài trợ của Agribank giúp sức cho con em các dân tộc vùng sâu vùng xa được đến trường
Bức tranh với nhiều gam màu sáng đang hiện hữu nơi vùng cao Tây Bắc cho chúng ta niềm tin về một tương lai sáng sủa hơn cho đồng bào các dân tộc vùng cao cũng như những mảnh đất còn nghèo khó trên khắp đất nước Việt Nam. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và ý chí kiên cường của các dân tộc anh em, đoàn kết một lòng chống lại đói nghèo, không chỉ ở Tủa Chùa, Mường Ảng mà khắp nơi trên những mảnh đất còn đói nghèo trong cả nước đã và sẽ chuyển mình, làm nên những điều kỳ diệu trong thời gian tới.
Cùng với quyết tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua những hành động cụ thể, Agribank luôn thể hiện sự gắn bó, đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ những người kém may mắn trong xã hội, tìm tòi và triển khai các giải pháp xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là trong việc triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với “Tam nông” để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng cùng ngành Ngân hàng thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
Nỗ lực giảm nghèo bền vững
Trên khắp 63 tỉnh, thành cả nước, thông qua nguồn vốn tín dụng, Agribank đã và đang tích cực đồng hành cùng các địa phương có những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đem đến nhiều cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh cho người nông dân.
Bước chân cán bộ tín dụng Agribank nhẫn nại từng ngày trên những nẻo đường xa xôi, khó khăn của đất nước
Với mong muốn cùng các địa phương phát triển bền vững, tiếp tục làm tròn sứ mệnh “Tam nông”, trên cơ sở bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, Agribank xác định tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiên định mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Agribank không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho “Tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp…
Đồng thời cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn, triển khai mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng gắn với nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao,…
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, bắt đầu triển khai cho vay thí điểm ở 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 và từ tháng 4/2012 tiến hành cho vay trên diện rộng trong toàn quốc, đến nay, Agribank tiếp tục khẳng định là tổ chức tín dụng dẫn đầu về cho vay xây dựng nông thôn mới, với dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 372.985 tỷ đồng với 2.631.094 khách hàng tại 8.937 xã xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc được vay vốn từ Agribank. Một số Chi nhánh có kết quả cho vay xây dựng Nông thôn mới tiêu biểu là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tây, Đồng Nai, Phú Thọ, Bình Phước, Đồng Tháp, Đắc Nông, Lâm Đồng...
Diện mạo nông thôn Việt Nam ngày càng khởi sắc từ chính những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Agribank
Kiên định gắn bó đồng hành cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank mong muốn góp phần tích cực đạt được các mục tiêu của giai đoạn 2 Chương trình này, gắn kết xây dựng Nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng thành công các mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu gắn với các tiêu chuẩn quản trị sản xuất nông nghiệp tiên tiến, gắn liền với đô thị văn minh, đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Bên cạnh việc chủ động triển khai thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách, Agribank cũng tích cực tham gia nhiều dự án nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được triển khai ở Việt Nam. Đến nay, Agribank đã triển khai thực hiện trên 40 dự án tín dụng quốc tế từ các nhà tài trợ WB, ADB, AFD, KFW...
Trong đó có Dự án Quỹ tín dụng xóa đói giảm nghèo theo hướng tự cứu được Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2015, với tổng số tiền 22 triệu DM, trong đó cơ quan chủ Dự án là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan thực hiện dự án là Agribank. Agribank tham gia Dự án xóa đói giảm nghèo KFW pha I, II, III từ năm 1995 và là ngân hàng thương mại duy nhất tại Việt Nam giải ngân nguồn vốn Dự án.
Dự án đã được triển khai tới các Chi nhánh của Agribank với hiệu suất cao, doanh số cho vay lũy kế đạt trên 1.200 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Thông qua Dự án KFW, Agribank đã góp phần tạo thêm trên 120 nghìn việc làm cho người lao động, đưa nguồn vốn tới tận tay các hộ nông dân nghèo, giúp xóa đói giảm nghèo cho gần 316 nghìn lượt hộ trên cả nước.
Bên cạnh đó, Dự án cũng hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Agribank và có ảnh hưởng sâu rộng tới các Chi nhánh thuộc các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Thông qua nguồn vốn Dự án, Agribank đã mở rộng thêm hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn, dần tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lên trên 73,6% tổng dư nợ cho vay.
Cán bộ tín dụng Agribank đến với từng hộ dân để tư vấn, thẩm định và hỗ trợ bà con phát triển mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả
Mỗi năm bằng tài chính của Ngân hàng, Agribank dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với 8 đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp. Tài trợ xây dựng hàng trăm trường học, trạm y tế, hàng nghìn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo từ quỹ phúc lợi và đóng góp của cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống.
Agribank với lợi thế sẵn có trên thị trường tài chính nông nghiệp nông thôn đang thực sự góp phần mang đến diện mạo khởi sắc cho nông thôn Việt Nam và trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng triệu hộ nông dân thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, với các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn thì nguồn vốn tín dụng chính sách của Agribank đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Niềm vui của những nông dân miền núi nay đã thoát nghèo nhờ đồng vốn của Agribank trong căn nhà khang trang hơn trước
Năm 2017, được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước, Agribank triển khai Đề án Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với mục tiêu mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa nhằm phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy lùi nạn tín dụng đen, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư.
Việc triển khai thử nghiệm thành công và đi vào chính thức hoạt động Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại một số địa phương như Thanh Hóa, Hà Tây, Sơn La, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Thuận đã góp phần đáp ứng nhu cầu gửi, vay vốn; cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng, được chính quyền, nhân dân các địa phương đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa qua đó thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ khác của Agribank, giảm thời gian đi lại và chờ đợi làm thủ tục.
Hiện thực mô hình ngân hàng di động "cõng vốn" cho người nghèo ở các vùng sâu vùng xa
Với ý nghĩa của một mô hình vừa thiết thực, vừa nhân văn, được xây dựng lên từ những trăn trở, tâm huyết của những người làm tín dụng ở một ngân hàng đã 30 năm gắn bó, thủy chung cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Điểm giao dịch lưu động là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho cả Agribank và khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng thuộc vùng sâu, vùng xa, những khu vực còn nhiều khó khăn của Việt Nam.
Trong bối cảnh nguồn vốn từ các dự án hỗ trợ giảm nghèo còn hạn hẹp, hơn nữa nguồn vốn huy động tại các địa phương chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của bà con nhân dân, thì sự vào cuộc, chung tay của các Bộ, ngành, đơn vị liên quan, sự ủng hộ tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trên cả nước có ý nghĩa rất lớn, là “trợ lực” giúp Agribank đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và cùng các địa phương phát triển bền vững.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.