Sáng 8/3/2017, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 - năm 2017 chính thức khai mạc với chủ đề "Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển". Với mong muốn góp phần tích cực cùng địa phương khu vực Tây Nguyên phát huy tiềm năng thế mạnh vùng, đây là lần thứ 6 liên tiếp, Agribank đồng hành cùng chương trình.
Diễn ra từ ngày 8/3 - 13/3/2017, Lễ hội gồm 3 chương trình chủ điểm chính đó là: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, còn rất nhiều các hoạt động phong phú khác như: Hội thảo “Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên: Góc nhìn từ các nông dân tỷ phú”; “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"; Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê với chủ đề “Cà phê chất lượng vì sức khỏe cộng đồng”; Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Cà phê Buôn Ma Thuột và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”; Chung kết Hội thi nhà nông đua tài “Nông dân sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường”…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 - năm 2017 chính thức khai mạc với chủ đề "Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển"
Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 – năm 2017, ngoài việc tham gia tài trợ, Agribank tích cực tham gia các chuỗi sự kiện liên quan trong khuôn khổ lễ hội. Tại các hội thảo về chuyên ngành cà phê, đại diện Agribank sẽ có tham luận bổ ích trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng với sự phát triển cà phê bền vững; ký kết liên kết 04 nhà; mở gian hàng trưng bày tại lễ hội nhằm quảng bá hoạt động tín dụng Ngân hàng với cây cà phê; mở điểm phát hành thẻ, trưng bày, giới thiệu, mua bán vàng miếng, trình chiếu phim quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến các hoạt động cung ứng dịch vụ của Agribank... Qua đó, góp phần làm phong phú, đa dạng ngành hàng tham gia Lễ hội, giới thiệu dịch vụ tài chính Ngân hàng thu hút sự quan tâm của các khách mời, đại biểu từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân khu vực và cả nước.
Giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, dư nợ đầu tư cho “Tam nông” của Agribank luôn chiếm 70%/tổng dư nợ của ngân hàng và chiếm 51% dư nợ toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này và riêng tại khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ này chiếm tới 87%. Xác định, phát triển cây cà phê, là một trong những cây công nghiệp chủ lực thế mạnh của vùng, dư nợ cho vay đối với ngành cà phê tại Tây Nguyên của Agribank đạt 13.397 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay ngành cà phê của các TCTD trên địa bàn Tây Nguyên.
10.436 ha diện tích cà phê đã được tái canh từ nguồn vốn Agribank
Riêng tại Agribank Chi nhánh Đắk Lắk, dư nợ cho vay các hoạt động trong lĩnh vực cà phê (trồng mới, chăm sóc, kinh doanh, thu mua, chế biến, xuất khẩu...) chiếm trên 70% tổng dư nợ, tức xấp xỉ 8.000 tỷ đồng. Nguồn vốn Agribank đầu tư cho vay trồng, chăm sóc, thu mua chế biến, xuất khẩu và cho vay tái canh cà phê. Từ nguồn vốn Agribank, 10.436 ha (tăng 1.928 ha so với cuối năm 2015) diện tích cà phê đã được tái canh. 5.716 khách hàng (12 tổ chức và 5.704 cá nhân) đã được tiếp cận nguồn vốn lãi suất ưu đãi của Agribank để thực hiện tái canh. Nhiều doanh nghiệp, nhiều hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn sản xuất kinh doanh cà phê hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư của Agribank, qua đó tích cực góp phần đưa chính sách tái canh cà phê đi vào cuộc sống, giúp bà con bản làng nơi đây có cuộc sống ấm no từ cây công nghiệp chủ lực thế mạnh này.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những lễ hội lớn quy mô cấp quốc gia. 6 lần liên tiếp đồng hành cùng Lễ hội có ý nghĩa như một sự tri ân của Agribank đối với ngành Cà phê Việt Nam, đồng thời khẳng định sự đồng hành, gắn bó của Agribank với cộng đồng, khách hàng, nhất là hộ nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê trên cả nước, cùng chung mục tiêu đưa cà phê Việt Nam thiết lập được vị thế trên bản đồ nông sản thế giới./.
Viết Chung - Thục San
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.