Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 5 năm 2022 | 16:4

Bắc Giang chủ động tìm đầu ra cho vải thiều

Hiện đã có 5 doanh nghiệp và 38 cá nhân đăng ký thu mua với số lượng dự kiến khoảng 36,8 nghìn tấn để tiêu thụ tại các tỉnh miền Nam, Hà Nội và một số địa phương lân cận.

vai-thieu1.jpg

Bắc Giang đang chủ động tìm đầu ra cho vải thiều khi thị trường tiêu thụ lớn nhất đang gặp khó khăn

 

Theo chính quyền tỉnh Bắc Giang, bước vào mùa thu hoạch vải thiều năm 2022, sản lượng vải thiều toàn tỉnh ước đạt trên 160 nghìn tấn, trong đó huyện Lục Ngạn ước đạt khoảng trên 95 nghìn tấn, thời gian thu hoạch bắt đầu từ ngày 25/5/2022 đến 30/7/2022.

Hiện nay, tình hình thời tiết thuận lợi, dự báo vải thiều Bắc Giang chất lượng sẽ tốt hơn năm trước. Nhưng cũng có một số khó khăn, như: Trung Quốc hiện vẫn thực hiện chính sách Zero Covid nên khả năng xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều thị trường xuất khẩu khác nhưng sản lượng đăng ký tiêu thụ không cao...

Vì vậy, cần phải tập trung triển khai kế hoạch, phương án tiêu thụ cụ thể, hợp lý, khoa học để chủ động trong mọi tình huống, Bắc Giang đề nghị các địa phương, ban ngành trong tỉnh thực hiện các phần việc quan trọng như phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng năm 2022 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin chuyên ngành, hệ thống tổ chức ngành dọc, các đối tác và đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phối hợp với huyện Lục Ngạn xây dựng một số chương trình quảng bá trên các kênh, các chuyên mục, các giờ “vàng” phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam; Phối hợp chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức lễ xuất hành vải thiều trong tháng 5/2022.

Bên cạnh đó tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xác định thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước đều rất quan trọng, phải coi trọng khai thác tối đa thị trường trong nước, đổi mới trong việc giới thiệu sản phẩm đối với thị trường nội địa, tập trung vào các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối lớn như Hà Nội, Ðà Nẵng, TP HCM, Ðồng Nai…; các nhà phân phối, hệ thống các tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam như Go, SaiGon.Coop, Happro, Vinmart…; các khu công nghiệp lớn ở Bắc Giang và miền Bắc; các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn trong nuớc; các tổ chức chính trị - xã hội có mạng luới rộng lớn như Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ðoàn Thanh niên… để đưa sản phẩm vải thiều Lục Ngạn và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng năm 2022 đến tất cả các kênh, mạng luới phân phối, tiêu thụ trong cả nước.

Sở Công Thương Bắc Giang chủ trì, phối hợp khơi thông thị trường trong nước, ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. 

Xây dựng kế hoạch, phương án ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, bán vải thiều trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh thương mại điện tử; phối hợp với Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Voso.vn, lazada.vn, Alibaba…

Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), chuẩn bị vụ thu hoạch vải thiều, đến nay có 43 doanh nghiệp, thương nhân đăng ký tiêu thụ vải thiều tại thị trường nội địa.

Cụ thể, có 5 doanh nghiệp và 38 cá nhân đăng ký thu mua với số lượng dự kiến khoảng  36,8 nghìn tấn để tiêu thụ tại các tỉnh miền Nam, TP Hà Nội và một số địa phương lân cận.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top