UBND tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2021. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là hơn 4,5 tỷ đồng, trong đó, kinh phí tiêm phòng thường xuyên lên tới hơn 3,7 tỷ đồng.
Năm 2021, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính. Đợt 1, từ tháng 01 đến tháng 5/2021; đợt 2, từ tháng 8 đến tháng 11/2021 và thực hiện các đợt tiêm phòng bổ sung hàng tháng đối với gia súc, gia cầm đủ điều kiện tiêm phòng.
Bắc Giang phấn đấu 100% đàn lợn nái, đực giống trong diện tiêm được tiêm phòng vắc-xin tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng; 100% đàn trâu, bò trong diện tiêm phòng được tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng; 100% đàn gia cầm trong diện tiêm được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm; 100% đàn chó, mèo được tiêm phòng vắc-xin dại. Các loại vắc-xin khác tiêm phòng đạt tỷ lệ đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định.
Đối tượng hỗ trợ đối với bệnh cúm gia cầm bao gồm những hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô dưới 2.000 con/hộ; những trang trại tham gia xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh năm 2021. Đối với bệnh lở mồm long móng, hỗ trợ những hộ chăn nuôi quy mô dưới 20 con/hộ đối với mỗi loại lợn (nái, đực giống), trâu, bò và dê. Đối với bệnh dại, hỗ trợ những hộ nuôi chó, mèo.
Bệnh tai xanh, hỗ trợ cho đàn lợn nái và đực giống của những hộ chăn nuôi quy mô đàn dưới 20 con/hộ (gồm cả lợn đực giống và lợn nái). Các đối tượng còn lại người chăn nuôi chủ động tự tiêm phòng vắc-xin bắt buộc theo quy định.
Tổng kinh phí thực hiện hơn 4,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí tiêm phòng thường xuyên là 3,7 tỷ đồng, kinh phí mua vắc-xin, hóa chất dự phòng khi có dịch xảy ra là hơn 800 triệu đồng.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc-xin phòng các bệnh: Cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, dại và hỗ trợ các chi phí khác trong phòng, chống dịch ở cấp tỉnh. Ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng và hỗ trợ các chi phí khác trong công tác tiêm phòng, chống dịch ở cấp huyện.
Các xã, phường, thị trấn tùy theo điều kiện kinh phí của địa phương chủ động kinh phí cho công tác phòng, chống dịch của địa phương, nhất là công tác tiêm phòng.
Các hộ chăn nuôi đối ứng 50% kinh phí vắc-xin phòng, chống bệnh dại và chủ động kinh phí mua vắc-xin, hóa chất và các vật tư khác thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật ngoài các chương trình hỗ trợ của Nhà nước.
UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch của tỉnh tại các địa phương.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y mua sắm các loại vắc-xin đã được phê duyệt và thu tiền đối ứng mua vắc-xin của các huyện, thành phố; phối hợp với các ban, ngành, cơ quan có liên quan trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật; phối hợp với các địa phương xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Đồng thời chủ động hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, các tập đoàn chăn nuôi lớn để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới (vắc-xin, chế phẩm sinh học, quy trình chăn nuôi hữu cơ, phòng chống dịch bệnh...) vào sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở và các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Bồi dưỡng nâng cáo trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y cấp cơ sở về công tác giám sát, xác minh, xử lý ổ dịch. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Quản lý thị trường trong việc kiểm tra, quản lý thuốc và vật tư thú y.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, ngăn ngừa sự phát sinh của các loại dịch bệnh động vật trên địa bàn, hạn chế mức thấp những thiệt hại do dịch bệnh xảy ra, góp phần sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…