Khoảng một tuần nữa, nhà vườn ở Lục Ngạn (Bắc Giang) bắt đầu thu hoạch vải thiều. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và thương nhân, các đơn vị liên quan đang gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho đợt cao điểm.
Khoảng một tuần nữa, nhà vườn ở Lục Ngạn (Bắc Giang) bắt đầu thu hoạch vải thiều. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và thương nhân, các đơn vị liên quan đang gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho đợt cao điểm tiêu thụ sản phẩm chủ lực của huyện.
Gấp rút công tác chuẩn bị
Đến Lục Ngạn những ngày này, đâu đâu cũng thấy doanh nghiệp (DN), người dân tất bật chuẩn bị cho vụ thu hoạch, tiêu thụ vải thiều sắp đến.
Nhận định nhu cầu về thùng xốp của khách hàng, hơn 3 tháng qua, Công ty TNHH Tuyết Dương (Lục Ngạn) tập trung vào sản xuất. Theo bà Trịnh Thị Tuyết, Giám đốc Công ty, hiện đã có hơn 10 đại lý, DN liên hệ, ký hợp đồng mua hàng chục vạn thùng xốp. Để đáp ứng đủ đơn hàng, Công ty đã huy động 5 máy sản xuất khoảng 1,2 vạn thùng/ngày đêm. Hiện DN có khoảng 50 vạn thùng, xếp kín các nhà kho. Năm nay, Công ty có kế hoạch sản xuất khoảng 150 vạn thùng xốp.
Cơ sở sản xuất đá cây Huệ Lân, thị trấn Chũ (Lục Ngạn) dịp này bắt đầu huy động thêm công nhân. Theo chủ cơ sở Vũ Mạnh Lân, không chỉ đáp ứng nhu cầu đóng gói quả vải trong huyện, một số đơn vị tại Tân Yên và các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương cũng đến đặt mua khoảng 20 vạn cây đá. Đơn vị cũng đang tập trung nhân lực vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ sản xuất, kiểm tra các thiết bị điện, kịp thời ngăn chặn sự cố đáng tiếc xảy ra.
Nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, Điện lực Lục Ngạn đã tổ chức Hội nghị đối thoại, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong cung ứng, sử dụng điện cho các cơ sở. Đồng thời, xây dựng kế hoạch quản lý hành lang an toàn lưới điện; quán triệt tới cán bộ, nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm, cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra, bảo đảm an toàn hệ thống đường dây, máy biến áp; hướng dẫn, thí nghiệm chất lượng, kịp thời giúp các khách hàng khắc phục sự cố của thiết bị điện; tăng cường ứng trực, xử lý các sự cố xảy ra trên lưới.
Vừa qua, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nâng công suất máy biến áp Trạm biến áp 110 kV Lục Ngạn từ 25 nghìn kVA lên 40 nghìn kVA. Điện lực Lục Ngạn cũng đã duy tu, sửa chữa thường xuyên, khắc phục sự cố trên lưới; hoán đổi vị trí 12 máy biến áp để bảo đảm hiệu suất sử dụng tốt nhất.
Những năm trước, vào thời điểm chính vụ, người dân, DN có nhu cầu rút tiền mặt lớn thường dẫn đến quá tải, ách tắc ở một số ngân hàng. Rút kinh nghiệm, năm nay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Agribank Lục Ngạn) đã có phương án khắc phục như dự trữ tiền mặt; Phòng Cảnh sát bảo vệ (Công an tỉnh) và Công an huyện Lục Ngạn khảo sát đường vòng, tránh các điểm ách tắc giao thông trên Quốc lộ 31, nhanh chóng vận chuyển tiền từ TP. Bắc Giang đến các điểm giao dịch tại Lục Ngạn.
Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc Agribank Lục Ngạn cho biết, đơn vị đã đề nghị Chi nhánh Agribank Bắc Giang II tăng cường nhân lực, phương tiện để mở thêm điểm giao dịch, đẩy mạnh giao dịch lưu động bằng xe ô tô, làm thêm các ngày nghỉ.
Từ cuối năm 2017 đến nay, UBND huyện Lục Ngạn đã đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ xi măng giúp người dân trong huyện “cứng hóa” hơn 100km đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang, giúp các phương tiện di chuyển dễ dàng trong mùa vải.
Tạo mọi thuận lợi để có “đầu ra” tốt cho quả vải
Năm 2018, Bắc Giang có gần 29.000ha vải thiều, sản lượng ước đạt 150.000-180.000 tấn, tăng khoảng gần 90.000 tấn và tăng gần 2 lần so với năm 2017.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đây là áp lực rất lớn cho việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Giang có khoảng 6.000ha vải thiều sớm, chiếm 20,6% diện tích, sản lượng khoảng 30.000 tấn. Vải thiều chính vụ khoảng 23.000ha, chiếm 79,4% diện tích, sản lượng khoảng từ 120.000-150.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều sớm dự kiến bắt đầu từ ngày 25-30/5; vải thiều chính vụ từ ngày 15/6-25/7.
Đặc thù vải thiều có tính thời vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, khó khăn nhất là khâu sơ chế, đóng gói và bảo quản. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, hiện nay, cơ bản vải thiều của Bắc Giang vẫn bảo quản trong thùng xốp ướp lạnh. Do đó, việc xuất khẩu sang các thị trường xa rất khó khăn, giá thành vận chuyển cao, giảm tính cạnh tranh.
Sản xuất thùng xốp tại Công ty TNHH Tuyết Dương.
Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ vải thiều, ngoài đẩy mạnh truyền thông thường xuyên, Bắc Giang đặc biệt quan tâm về các chính sách biên mậu của phía Trung Quốc, quy trình, thủ tục để xuất khẩu vải thiều. Đây là chính sách mới, các cơ quan, DN và người sản xuất vải thiều của tỉnh đang rất cần những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ vải thiều năm nay.
Tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc, sớm có hướng dẫn cụ thể để địa phương tổ chức thực hiện; đàm phán về điều kiện xuất khẩu vải thiếu chính ngạch sang Trung Quốc; mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải thiều sang các thị trường mới; đề nghị với cơ quan chức năng của Trung Quốc sớm phê chuẩn dịch vụ visa tại chỗ của cửa khẩu Hữu Nghị và mô hình thông quan “Hai quốc gia một kiểm tra.”
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát về quy trình chứng nhận VietGAP theo hướng đơn giản hóa để thực hiện đảm bảo yêu cầu kiểm soát; có phương án quản lý chặt chẽ về giá tư vấn và chứng nhận mới, chứng nhận lại để tạo điều kiện cho địa phương duy trì và mở rộng vùng sản xuất rau, quả nói chung, sản xuất vải thiều nói riêng đạt tiêu chuẩn.
Trước sự sẵn sàng, chủ động của chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Bắc Giang là địa phương được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh trong tiêu thụ nông sản, đặc biệt là tiêu thụ vải. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan như công an, giao thông, thậm chí các nghề dịch khác hỗ trợ như ăn uống... cũng cần có phương án bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường... phục vụ sản xuất và tiêu thụ vải thiều tốt nhất.
“Bên cạnh thị trường xuất khẩu mang lại giá trị cao, Bắc Giang cần tiếp tục phối hợp các đơn vị tổ chức lễ hội như mọi năm nhưng năm nay phải chú ý đến thị trường phía Nam. Thị trường trong nước là số một, làm sao sản phẩm tươi ngon, phân phối nhanh nhất nhưng có tổ chức, có trật tự để không bị ép giá và không bị lãng phí vì bị dồn ứ. Bắc Giang cũng như các địa phương có quả vải phải phấn đấu được mùa nhưng không mất giá”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ông Cao Văn Hoàn, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cũng cho biết: Các dịch vụ phụ trợ khác như ăn, nghỉ, đi lại, thu mua, vận chuyển vải thiều đã hoàn tất. UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo thành lập các tổ công tác liên ngành kiểm tra, yêu cầu cơ sở kinh doanh quán ăn, thực phẩm thực hiện đầy đủ quy định liên quan, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…
Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, chính quyền và người dân Lục Ngạn sẵn sàng vào vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu thu hoạch, tiêu thụ vải thiều của nhà vườn, DN và các thương nhân.
Để hỗ trợ nhà vườn tiêu thụ vải thiều, ngoài đẩy mạnh truyền thông, Bắc Giang đặc biệt quan tâm về các chính sách biên mậu của phía Trung Quốc, quy trình, thủ tục để xuất khẩu vải thiều. Đây là chính sách mới, các cơ quan, DN và người sản xuất vải thiều đang rất cần những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ vải thiều năm nay. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…