Ngày 24/9, HLV Việt Nam, đã tổ chức Hội nghị Thường vụ mở rộng, bàn về công tác đổi mới toàn diện, hoạt động của Hội, sau 33 năm ra đời và phát triển.
Tham dự Hội nghị có 22 đồng chí trong Ban thường vụ mở rộng, họp bàn về việc đổi mới phương pháp hoạt động của Hội, đồng thời, tham gia góp ý kiến sửa đổi Điều lệ Hội, tiến tới Đại hội HLV Việt Nam, Nhiệm kỳ 2020 -2025.
Chủ tịch HLV Việt Nam, ông Ngô Thế Dân, phát biểu tại Hội nghị
Sau 33 năm ra đời phát triển, tình hình kinh tế xã hội của đất nước đã đổi thay rất nhiều. Nếu như năm 1986 trở về trước, kinh tế “vườn, ao, chuồng” chỉ để cứu đói, đảm bảo dinh dưỡng, tăng thêm thu nhập, từ tỷ lệ đói nghèo chiếm 56%, nay chỉ còn 6%.
Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sâu sắc từ, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và phát triển bền vững.
Do vậy, đã đến lúc Hội phải điều chỉnh lại mục tiêu, mô hình tổ chức, nội dụng hoạt động và quản lý của Hội, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là nhu cầu ngày càng cao của người làm vườn, trong thời điểm hội nhập quốc tế sâu rộng.
Vì những lý do trên, Hội đã có Dự thảo Điều lệ sửa đổi bổ sung, gồm 8 chương 25 điều, để Ban Thường vụ góp ý kiến, chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ tới, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2020.
Thảo luận góp ý kiến tại Hội thảo, ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV và Trang trại Thanh Hoá, cho rằng, Hội cần có qũy để hoạt động, vì vậy, Ban lãnh đạo Hội nên kết hợp với Bộ Nông nghệp và PTNT nhằm tham gia phát triển, xây dựng kinh tế vườn, hoặc XDNTM.
Mặt khác, Hội phải có điều lệ hoạt động mới, phải thay đổi Điều lệ 2009, và Nghị quyết 45 ra đời cũng đã lâu rồi, không còn phù hợp nữa.
Ngoài ra, ông Len còn cho biết, ở Chương I, điều 2. Tôn chỉ, mục đích, có cụm từ: HLV Việt nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tôi đề nghị thay từ “nghề nghiệp” bằng cụm từ: “phát triển kinh tế vườn”.
Chủ tịch HLV Sơn La, ông Võ Văn An, cũng có ý kiến, ở Chương II, Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội, ở mục 3: Vận động phát triển vườn đô thị, có thể đưa thêm vườn mẫu, trang trại mẫu. Hội nên có hành động cụ thể, tham gia các dịch vụ từ trang trại để có thêm nguồn thu.
Chủ trì và Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HLV Việt Nam, ông Ngô Thế Dân, cho rằng: “Hội đưa ra Dự thảo Điều lệ sửa đổi bổ sung để các đồng chí đóng góp ý kiến nhằm để Hội tiếp tục duy trì và phát triển cao hơn nữa, vì hiện nay, kinh tế vườn rất phát triển.
Làm sao để HLV Việt Nam phát triển tốt hơn nữa, phải có lộ trình, Hội cần được trẻ hoá đội ngũ, hành động nhiệt tình, hăng hái. Là Hội xã hội nghề nghiệp, phải đam mê, yêu nghề và có sức khoẻ. Đây là những điều đang chờ ở Đại hội 2020 – 2025”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…