Ông Huỳnh Cường (56 tuổi, thôn 3, xã Ninh Sơn) cho biết năm nay, mưa nhiều khiến cây bí đỏ bị sâu bệnh, trái thủng vỏ hàng loạt nên chỉ đạt 3-4 tấn/ha thay vì 5-6 tấn/ha như mọi năm. Năm nay, ông trồng 9 ha bí đỏ, đã thu hoạch 6 ha nhưng chỉ được hơn 20 tấn, bán chỉ 3.700 đồng/kg, lỗ hàng chục triệu đồng.
Theo nhiều người trồng, giá bí đỏ giảm mạnh và đột ngột có thể do thương lái ép giá. Vì vậy, nhiều hộ ngừng thu hoạch để chờ cận Tết, giá lên. Tuy nhiên, thị xã Ninh Hòa hiện có nhiều đợt mưa kéo dài, diện tích bí đỏ chưa thu hoạch có nguy cơ hư hại hàng loạt.
Ông Đào Trung Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn, cho biết giá bí đỏ nhiều năm qua không ổn định. Xã hiện còn 200 ha bí đỏ, giảm 50 ha so với năm ngoái. Năm nay lại mất mùa, sản lượng giảm một nửa. Do thu hoạch chính vụ nên giá giảm chứ không hẳn do thương lái ép giá.
Bà Trần T.U, một thương lái chuyên thu mua bí đỏ ở thị xã Ninh Hòa, cho rằng năm nay, sản lượng bí đỏ trong cả nước tăng vọt do nhiều người trồng, tiêu thụ không hết. Bà phải mở rộng thị trường tiêu thụ ở phía Bắc, Tây Nam Bộ và cả Trung Quốc. Do phí vận chuyển tăng nhiều nên thương lái phải hạ giá mua để bù vào.
Theo UBND thị xã Ninh Hòa, giá bí đỏ đã biến động trong nhiều năm qua, như năm 2012 chỉ có 500-1.000 đồng/kg. Sau đó, người trồng giảm diện tích, giá lên 6.000-7.500 đồng/kg. Thấy có lợi lại đổ xô trồng, giá bí đỏ năm 2014 giảm còn 900-2.800 đồng/kg.
Trong khi đó, hàng trăm hộ ở 2 huyện Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đang đối mặt với giá củ mì tươi giảm mạnh. Theo nhiều nông hộ, mì có lượng bột từ 30% trở lên hiện chỉ khoảng 1.500 đồng/kg, loại dưới 30% còn 1.000 đồng/kg, giảm gần 40% so với mọi năm. Với giá này, người trồng mì chỉ mong hòa vốn.
Theo đại diện Nhà máy Chế biến tinh bột mì Fococev - đơn vị duy nhất thu mua mì ở Ninh Thuận - hiện giá bột mì thành phẩm của nhà máy bán ra đã giảm nhiều, buộc phải giảm giá mua nguyên liệu.
Tổng diện tích cây mì ở Ninh Sơn, Bác Ái hiện khoảng 3.700 ha, là cây trồng chủ lực của 2 địa phương này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…