Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 7 năm 2019 | 21:4

Big C tạm dừng mua sản phẩm may mặc của Việt Nam

Tập đoàn Central Group Thái Lan - công ty sở hữu chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam bất ngờ tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

Trong thông báo ngày 2/7, Tập đoàn Central Group Thái Lan - công ty sở hữu chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam cho hay sẽ tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

Cụ thể, Tập đoàn Central cho biết nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, đơn vị này quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019.

201907030344chbigc.png
Thông báo của Big C

 

Thông báo của Central nêu rõ, "Kể từ tháng 7 cho đến khi có thông báo mới, chúng tôi sẽ tạm thời ngừng đặt hàng của đối tác theo Hợp đồng Hợp tác Thương mại ký kết giữa đối tác và Central Group Việt Nam".

Tất cả vấn đề phát sinh trước ngày 2/7/2019 sẽ tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng Hợp tác Thương mại.

Ngoài ra, thông báo từ Big C gửi tới các đối tác đang cung ứng hàng may mặc Việt Nam cũng giải thích, "việc tạm ngừng đặt hàng tạm thời nói trên là do có sự thay đổi chiến lược phát triển mô hình ngành hàng may mặc cho phù hợp với chỉ đạo của Tập đoàn Central Group Thái Lan".

Ngay trong chiều nay (3/7), nhiều người lao động và chủ doanh nghiệp dệt may tập trung tại văn phòng đại diện Central Group ở TP HCM nhằm làm rõ vụ việc.

Trước tình trạng người lao động hoang mang vì thông báo trên, chiều tối 3/7, Big C cho biết doanh nghiệp đang phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ của mình, trong đó có ngành hàng may mặc. Theo đó việc tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn được Big C ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch. Chuỗi siêu thị này cho hay đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng.

1200x628.jpg
Big C bất ngờ dừng nhập hàng may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam

 

Big C Việt Nam đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

Việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Với mong muốn đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, Big C Việt Nam cam kết tiếp tục phát triển cùng các nhà cung cấp địa phương nói chung và ngành hàng dệt may nói riêng.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, hiện chưa có đầy đủ thông tin để cung cấp cho báo chí những chỉ đạo của Central Group đối với Hệ thống siêu thị BigC tại Việt Nam về việc tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

Mặc dù chưa có lời giải thích chính đáng từ phía BigC tại Việt Nam, tuy nhiên động thái này của CenTral Group đã khiến nhiều nhà cung cấp sản phẩm may mặc cho BigC tại Việt Nam hoàn toàn bất ngờ và lo lắng.

Các doanh nghiệp cho rằng, việc làm này hoàn toàn không nằm trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh và cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp, vì thế nhiều doanh nghiệp may mặc là đối tác cung cấp cho BigC tại Việt Nam sẽ rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn, tồn đọng hàng hóa và dễ dẫn đến thua lỗ.

Trên các trang mạng xã hội những giờ qua đã xuất hiện những lời kêu gọi người Việt tẩy chay BigC nếu doanh nghiệp này từ chối nhập hàng dệt may của DN Việt.

Phía các chuyên gia cũng bày tỏ thái độ quan ngại, nếu để BigC thực hiện điều này rất dễ tạo ra tiền lệ, khiến cho hàng loạt các sản phẩm Việt Nam khác trong siêu thị do nước ngoài sở hữu từng bước bị đẩy ra ngoài, nhường chỗ cho các sản phẩm ngoại nhập.

Nguy hiểm hơn nữa, với động thái của BigC và sau đây rất có thể là của các siêu thị ngoại, hàng Việt Nam nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng sẽ dần mất chủ quyền trong siêu thị ngoại, trên không gian mạng ngay tại quốc gia của mình, đẩy các doanh nghiệp Việt vào thế đối đầu, bất cân xứng./.

 

 

 

 

 

Thanh Xuân - Nguyễn Quỳnh
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top