Bỏ phố về quê, thành công với vườn dưa lưới siêu sạch
Anh Nguyễn Đình Tiến, vốn là một bếp trưởng có tiếng, sống và làm việc nhiều năm ở thành phố Vinh, nhưng vì tình yêu quê, anh quyết trở về xây dựng, phát triển và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương bằng mô hình trồng dưa lưới siêu sạch.
Tâm huyết vì một thương hiệu sạch
Mô hình dưa lưới của gia đình anh Nguyễn Đình Tiến tại thôn Trung Sơn, xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được đầu tư bài bản, công phu, từng xe công ten nơ lớn xơ dừa được chở từ Bến Tre về, phân bò giun quế ăn được mua từ trang trại TH. Tất cả nguồn phân đều sạch 100% xơ dừa phân lân với tỉ lệ vừa đủ, tất cả hỗn hợp được trộn đều, đóng bầu, ươm khay từ 10 - 12 ngày rồi trồng vào bầu, găm ống chuyền tưới tự động ngày 10-12 lần tùy thời điểm.
Vườn dưa của gia đình được xuống giống từ ra Tết, ban đầu cũng có hư hỏng do thiếu kinh nghiệm. Để thành công, anh Tiến giành hầu hết thời gian cho vườn dưa, nâng niu, chăm sóc như chăm con nhỏ. Trung bình cây dưa lưới được chuyền nước, chất dinh dưỡng 1 tiếng 1 lần, chủ yếu nước và phân, tất cả đều có hệ thống máy tưới bằng kim chuyền. Trong quá trình sinh trưởng của cây, anh thường xuyên theo dõi, tỉa lá già úa, kiểm tra dinh dưỡng, quan sát sự phát triển của cây để điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, anh còn tự tay chấm phấn, thụ phấn cho cây đậu quả.
Thành công với mô hình dưa lưới siêu sạch, anh Nguyễn Đình Tiến làm vườn với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng.
Theo anh Tiến, việc trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều ưu điểm như: quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập, nông dân giảm chi phí do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm sạch và bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng. Ngoài ra, việc sử dụng phương thức tưới nước nhỏ giọt còn cho chất dinh dưỡng từ phân bón và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới. Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi công chăm sóc phải tỉ mỉ; người trồng phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới có thể thành công.
Bán hàng online mùa dịch
Anh Nguyễn Đình Tiến cho biết: Hiện tại, gia đình tôi đầu tư 2 nhà màng với tổng diện tích 2.000m2 với số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ đồng. 2 nhà trồng 5.000 gốc, ước đạt 5,5 tấn. Với mức giá trung bình 40.000/kg. Do tình hình dịch Covid phức tạp nên gia đình cũng tiêu thụ sản phẩm qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo. Từ đó, giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng biết đến sản phẩm bằng những hình ảnh đẹp, sắc nét. Khách hàng mua ăn ngon, người nọ giới thiệu người kia nên dưa thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó, có khi không có hàng để bán.
Để có được vườn dưa lưới tươi, đẹp, trĩu quả như ngày hôm nay, không biết bao nhiêu công sức đã được đổ ra. Bởi theo anh Tiến: “trồng dưa, làm vườn nhìn vào thấy rất thảnh thơi, khỏe, nhưng thực ra để làm cho ra thành quả chúng ta ngoài nắm bắt quy trình, kỹ thuật còn phải thật sự tâm huyết, gắn bó và chịu khó. Tất cả phải chuẩn chỉ từ khâu xuống giống, chăm sóc, tưới nước, tỉa cành…”.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, chị Đặng Thị Hạnh (vợ của anh Nguyễn Đình Tiến hiện cũng đang là chủ tiệm áo dài nổi tiếng trên đất Vinh) cho biết: “Gia đình tôi về quê, trồng vườn dưa lưới trước hết là trồng vì con cái trong nhà có dưa sạch để ăn, sau đó đến anh em bạn bè, khách hàng có cơ hội được sử dụng sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ cũng yên tâm hơn".
Hiện, vườn dưa của anh, chị có 3 nhân công làm việc ổn định, thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người. Ngoài ra, tùy thời điểm sẽ thuê thêm 5-6 nhân công làm cho kịp thời vụ.
Khi được hỏi cảm xúc của mình như thế nào khi anh Nguyễn Đình Tiến, chồng chị quyết định về quê xây dựng mô hình trồng dưa lưới chị Hạnh hồ hởi nói: Chị vui lắm, vui vì được về quê với không khí trong lành, vui vì bản thân mình có thể góp chút sức nhỏ xây dựng quê hương bằng những sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu quê hương Cẩm Sơn vừa ngon, vừa sạch giới thiệu đến anh em, bạn bè gần xa. Và, chị cũng vui vì mô hình này mình là người làm mẫu, nếu dân thích chị ủng hộ. Ai tâm huyết chị sẵn sàng chuyển giao để bà con có thể nhìn xa, trông rộng vừa có tâm, vừa có tầm cùng nhau chung tay làm nên những sản phẩm sạch, có thương hiệu.
Ông Hoàng Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên chia sẻ: Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới thực hiện mục tiêu kép vừa tập trung xây dựng phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19 thì mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của gia đình anh Nguyễn Đình Tiến là một trong những mô hình vườn hộ vừa cho ra sản phẩm tiêu dùng hàng ngày vừa cung ứng nguồn thực phẩm sạch ra thị trường. Trong thời gian xây dựng, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và tạo công ăn, việc làm cho 1 số hộ dân trong vùng.
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.
Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.