Được biết, sau nhiều nỗ lực không ngừng, của các đơn vị, cá nhân, cam sành VietGAP Bắc Quang đã được VinMart, và nhiều cơ sở bán lẻ ở Thủ đô đón nhận.
Ông Phạm Quang Lân, thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang (Hà Giang), Chủ tịch Hiệp hội cam sành Hà Giang, cho biết, ông có 14 ha cam sành, bắt đầu từ 20 tháng 11 Âm lịch hàng năm đã có cam bán, và kết thúc mùa cam sành vào khoảng 30 tháng 2 Âm lịch hàng năm.
Ông Lân (trái) và lãnh đạo huyện thăm vườn cam của gia đình.
Theo đó, giá bán xô tại vườn khoảng 12.000 đồng/kg; đem đi các hội chợ phục vụ Tết, cam loại A có giá 25.000 đồng/kg. Hiện, đã bán được khoảng 5 – 7 tấn tại Hà Nội và các Siêu thị VinMart.
Ngoài cam sành, ông Lân còn có cam vàng Hà Giang: 2 ha, giá 22 – 25.000/kg; quýt đường canh: 1 ha, giá 22 – 25.000/kg; bưởi da xanh: 1 ha, giá bán buôn tại vườn 40.000 đồng/kg, bình quân 0,8 – 1kg/quả
Để chăm sóc vườn cây ăn trái 18 ha kể trên, hàng năm ông Lân phải thuê 12 công nhân huyên nghiệp, trả lương quanh năm, bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Thuê thời vụ, trả lương theo ngày, khoảng 40 công/đợt; bình quân 200.000 đồng/người/ngày (mỗi đợt thuê từ 2 – 3 tháng).
“Hiện, cam sành đã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, các sản phẩm còn lại đang canh tác theo hướng an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các loại cây ăn trái nói trên, đã được tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang đứng ra ký hợp đồng cho Hiệp hội cam, các Hợp tác xã, và bà con, tiêu thụ tại Siêu thị VinMart” – ông Lân cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…