Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2019 | 10:29

Chàng trai Nguyễn Chí Thành quyết đưa hương thơm Phúc Trạch vươn xa

Tốt nghiệp đại học, đi làm với công việc thu nhập ổn định ở Sài Gòn thế nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Chí Thành, thôn 4, xã Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn quyết định trở về quê nhà phát triển thương hiệu hương truyền thống của gia đình.

Phúc Trạch (Hương Khê) có cây gió trầm rất có giá trị kinh tế, tuy nhiên hiện chỉ mới được bán ở dạng nguyên cây, bán quạ nên chưa thật sự phát huy hết hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, những người ở Huế, Khánh Hòa... đến mua về họ chế biến ra được rất nhiều loại sản phẩm và khai thác được hết giá trị kinh tế của cây gió trầm. Sau thời gian bôn ba nơi đất khách quê người, anh Nguyễn Chí Thành quyết định trở về quê Phúc Trạch - nơi được mệnh danh là “lãnh địa trầm hương” tìm hướng phát triển các sản phẩm trầm hương từ cây dó trầm.

Lúc quyết định lập nghiệp ở quê với một công việc không liên quan đến chuyên môn, kiến thức về nghề làm hương của anh Thành cũng rất ít không ngần ngại anh đã xách ba lô đi tham quan các cơ sở chế biến trầm tại các tỉnh như Khánh Hòa, Nha Trang, Thừa Thiên Huế… Vận dụng kinh nghiệm, kiến thức có được trên giảng đường đại học, Nguyễn Chí Thành đã tận dụng đất vườn của gia đình, huy động vốn từ bố, mẹ, anh em, vay thêm ngân hàng mạnh dạn đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng khu nhà xưởng, hệ thống máy móc để sản xuất hương.
 
th1.jpg
Anh Nguyễn Chí Thành, thôn 4, xã Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) đã mở thêm gian trưng bày sản phẩm tại xưởng.
“Năm đầu tiên bước vào sản xuất hương trầm do chưa có kinh nghiệm nên mẫu mã sản phẩm làm ra xấu, rồi bị nứt, đốt không cháy… lúc đó thấy cũng nản. Xuất thân trong một gia đình có ông ngoại và mẹ làm nghề hương truyền thống nên được sự động viên của bố mẹ chia sẻ thêm kinh nghiệm và đặc biệt khi sản phẩm tham dự triển lãm tại lễ kỷ niệm 150 năm thành lập huyện Hương Khê đã được các quan khách đánh giá cao trở thành động lực để tôi tiếp tục mày mò, học hỏi để hoàn thiện sản phẩm, làm rồi thành quen, yêu nghề làm hương từ lúc nào không biết", anh Thành chia sẻ.
 
Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, anh Thành đã cùng gia đình đầu tư phương tiện máy móc sản xuất hương theo một công thức hoàn toàn mới, chuyên nghiệp hơn trong đó nguyên liệu làm hương hoàn toàn từ cây trầm. Còn chân hương thì không nhuộm phẩm màu mà dùng thảo mộc là loại cây rừng để tránh độc hại, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
 
Theo anh Nguyễn Chí Thành, nghề làm hương liên quan đến thế giới tâm linh, cái “tâm” làm nghề không cho phép làm cẩu thả, làm gian dối kém chất lượng. Để làm ra những nén hương chất lượng và có mùi hương như vậy người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khá vất vả và cẩn thận. Trong đó chất lượng nguyên liệu phải tốt, sạch, mịn, tỉ lệ keo, nước, bột phải chuẩn.
 
th9.JPG
Theo anh Nguyễn Chí Thành, nghề làm hương liên quan đến thế giới tâm linh, cái “tâm” làm nghề không cho phép làm cẩu thả, làm gian dối kém chất lượng.
 
Các công đoạn trộn thuốc, se, nén đều được sử dụng bằng máy móc để tiết kiệm thời gian. Khi nén hương được làm ra phải được phơi trên giàn, dưới ánh nắng mặt trời để hương khô giữ được mùi và không mất màu.
 
th10.JPG
Việc sản xuất hương bằng cây gió trầm vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, vừa nâng tầm giá trị của của cây gió lên gấp nhiều lần.
 “Lâu nay, những cây gió trầm được các thương lái thu mua và vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ và chế biến. Việc sản xuất hương bằng cây gió trầm vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, vừa nâng tầm giá trị của của cây gió lên gấp nhiều lần”, anh Thành chia sẻ.
 
Để tìm đầu ra cho sản phẩm, anh đã liên kết được với các doanh nghiệp trên địa bàn như Doanh nghiệp Tân Thanh Phong, cửa hàng của Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh và tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
 
th8.JPG
 
Thời điểm mới bắt tay vào sản xuất, xưởng chỉ có anh cùng bố mẹ đẻ làm, đến nay xưởng luôn có 5 lao động làm việc. Những tháng giáp Tết anh còn phải thuê thêm 5 lao động thời vụ.
 
th.jpg
 
Ngoài hương trầm, anh Thành cũng mày mò, học hỏi để đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện, cơ sở của anh có cả hương que, hương nụ với nhiều mức giá từ bình dân (giá 25 ngàn đồng/búp) và hương cao cấp (giá từ 100 đến 500 ngàn đồng/búp hoặc hộp).
 
th3.jpgHiện, cơ sở của anh có cả hương que, hương nụ với nhiều mức giá từ bình dân.
 
"Cơ sở đã góp phần tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, có sản phẩm cho người địa phương sử dụng. Hiện nay, sản phẩm hương trầm của anh Thành đang được xây dựng hồ sơ để tham gia vào chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch, Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết.
 
“Người tiêu dùng ngày càng thông thái do vậy quy trình sản xuất, nguyên liệu được tôi đặc biệt quan tâm, để hương của mình có chỗ đứng trên thị trường cần phải tạo thương hiệu riêng, đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả phải hợp lý, tham gia OCOP là cơ hội tốt để đưa sản phẩm vươn xa hơn”, anh Thành chia sẻ thêm.
 
th5.JPG
Tham gia OCOP là cơ hội tốt để đưa sản phẩm trầm hương vươn xa hơn.
Hiện nay, sản phẩm hương trầm mang thương hiệu Đinh Gia của anh Thành được tiêu thụ không chỉ ở địa phương mà còn nhiều khách ở các tỉnh khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...
 
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top