Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2019 | 15:4

Đà Nẵng: Hơn 1.700 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối trên địa bàn TP. Đà Nẵng xây dựng kế hoạch dự dự trữ hàng hóa phục vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán với tổng giá trị dự trữ hàng thiết yếu khoảng 1.749 tỷ đồng.

Ngày 25/12 UBND TP. Đà Nẵng đã làm việc với các sở, ban ngành, doanh nghiệp liên quan về công tác đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2020.
 
 
Đà Nẵng sẽ có 15 điểm bán bình ổn thịt lợn, giá thấp hơn so với thị trường ít nhất 5 giá.
Đà Nẵng sẽ có 15 điểm bán bình ổn thịt lợn, giá thấp hơn so với thị trường ít nhất 5 giá.

 

Ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng cho biết, nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, Sở đã làm việc, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch dự dự trữ hàng hóa phục vụ trước, trong và sau Tết với tổng giá trị dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán dự kiến khoảng 1.749 tỷ đồng.
 
Tổng số hàng hóa thiết yếu dự trữ của 12 đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị tham gia dự trữ gồm: 136 tấn gạo, nếp các loại; gần 1.200 tấn thịt các loại; 1.266 tấn rau củ quả các loại; hơn 1.000 tấn thực phẩm chế biến, đóng hộp, thực phẩm khô, bánh kẹo mứt hạt dưa các loại...
 
Thành phố chọn Coopmart là đơn vị bán hàng phục vụ đồng bào tại 2 xã miền núi Hòa Bắc và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), từ ngày 7-10/01/2020, tập trung các mặt hàng phục vụ Tết gồm bánh kẹo các loại, nước giải khát, mứt, đồ khô, quần áo... để đồng bào miền núi đón một cái tết đầy đủ.
 
Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cũng cho biết, thị trường Đà Nẵng tiêu thụ khoảng hơn 1.200 con lợn/ngày, trong đó Đà Nẵng chỉ tự sản xuất, chăn nuôi khoảng 5-10%, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác thông qua các doanh nghiệp.
 
Dịp Tết Nguyên đán giá thịt lợn chắc chắn sẽ tăng do nhu cầu cao nên bên cạnh tăng sản lượng, các đơn vị đã chủ động tìm kiếm nguồn thịt nhập khẩu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
 
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, hiện nay thói quen của người dân là sử dụng thịt nóng (mới giết mổ) chưa có thói quen sử dụng thịt đông lạnh, do đó cần tuyên truyền để người dân hiểu hơn để tham gia sử dụng thịt cấp đông bởi đây là nguồn thịt có giá cả ổn định.
 
Để giải quyết vấn đề thịt lợn tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán, Thành phố dự kiến sẽ có khoảng 15 điểm bán thịt lợn bình ổn giá với nguồn cung ứng khoảng 10% - 15% tổng sản lượng tiêu thụ thịt lợn mỗi ngày; mỗi quận huyện ít nhất có 1- 2 điểm bán, khu vực đông người dân có thu nhập thấp, đảm bảo giá bán phải thấp hơn giá thị trường ít nhất 5 giá. Thời gian bán hàng bình ổn dự kiến sẽ diễn ra vào dịp cao điểm, từ 26 - 30/12 âm lịch.
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top