UBND TP. Đà Nẵng vừa tổ chức hội thảo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhằm tìm ra các biện pháp cải thiện chỉ số PCI nói riêng cũng như môi trường cạnh tranh nói chung của Đà Nẵng trong thời gian đến.
UBND TP. Đà Nẵng vừa tổ chức hội thảo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Hội thảo là cơ hội để DN, lãnh đạo thành phố tập trung trao đổi, thảo luận để tìm ra các biện pháp nhằm cải thiện chỉ số PCI nói riêng cũng như môi trường cạnh tranh nói chung của Đà Nẵng trong thời gian đến.
5 chỉ số giảm điểm và tụt hạng
Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng đã có những nỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp, xây dựng các chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực điều hành của chính quyền nhằm góp phần nâng cao năng lực điều hành, chỉ số PCI.
Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn. Trong 4 năm liền 2013-2016, Đà Nẵng liên tục giữ vị trí dẫn đầu về chỉ số PCI.
Tuy nhiên, năm 2017 với nhiều biến động, môi trường kinh doanh của thành phố sau nhiều năm được nhìn nhận là một trong những điểm đến đầu tư thông thoáng, thuận lợi thì thời gian qua đã có những dấu hiệu tụt giảm, có thể dẫn chứng qua đánh giá kết quả chỉ số PAPI, rơi vào nhóm trung bình cao, chỉ số PAR INDEX, xếp vị trí thứ 4 sau nhiều năm liên tục dẫn đầu cả nước, đặc biệt là chỉ số PCI tụt xuống vị trí thứ 2 (70,11 điểm) sau Quảng Ninh (70,7 điểm).
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhận định: Kết quả cho thấy, Đà Nẵng có đến 5 chỉ số thành phần giảm điểm và tụt hạng (chi phí gia nhập thị trường; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí không chính thức; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo thành phố; cạnh tranh bình đẳng), 2 chỉ số thành phần tăng điểm nhưng tụt hạng (chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; đào tạo lao động)...
Điều này cho thấy có những vấn đề về chất lượng điều hành và điều đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh nếu Thành phố không sớm nhìn nhận và có những giải pháp kịp thời.
Cải thiện cần đi vào thực chất
Kết quả phân tích PCI 2017 cho thấy có sự chững lại của thành phố đối với điểm số PCI, và theo các chuyên gia thì PCI những năm gần đây thể hiện sự chững lại của các địa phương có truyền thống đi đầu về môi trường kinh doanh, cho thấy nhưng yêu cầu cần phải thay đổi.
Để góp phần giải quyết những điểm tồn tại, hạn chế cộng đồng DN Đà Nẵng đã có những đề xuất với thành phố như: Tạo cơ hội cho DN tiếp cận nguồn vốn vay (34,15% DN đề xuất); cải cách TTHC và hỗ trợ TTHC cho DN (12,2% DN đề xuất); thông tin nhanh chóng và thường xuyên các chính sách ưu đãi cho DN tư nhân, tư vấn giải đáp chính sách, pháp luật (12,2% DN đề xuất); cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch, chống tham nhũng; chính sách thuế; hỗ trợ cho thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp với DN và mở rộng quỹ đất cho DN…
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, cho biết: Thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh vào những việc làm thiết thực để việc cải thiện trở nên thực chất hơn, tất cả vì người dân và doanh nghiệp…
Trước mắt, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh những chương trình cải cách hành chính; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, đặc biệt tại một số sở, ngành có nhiều ý kiến, thắc cần tập trung hơn như Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thời gian qua, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) không chỉ tham gia vào cơ cấu lại sản xuất mà còn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.