Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 | 21:17

Đắk Nông: Nuôi tằm, một trong những "trụ cột" của nông nghiệp

Do lợi ích rất lớn từ nghề nuôi tằm đem lại cho người dân Krông Nô thời gian qua, nên địa phương đang phát triển thành quy mô lớn.

Trước những tiềm năng, lợi thế và hiệu quả kinh tế mà nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại, huyện Krông Nô đang chú trọng phát triển thành "Làng nghề trồng dâu nuôi tằm", tạo ra vùng nguyên liệu quy mô lớn.

 

 tam-61.jpg

Trồng dâu nuôi tằm đang trở thành nghề thu nhập “cứng” cho người dân

 

Hơn 10 năm trồng dâu, nuôi tằm, tháng nào ông Nguyễn Trung Nhân, thôn Phú Hưng, xã Quảng Phú (Krông Nô), cũng có thu nhập hơn 10 triệu đồng.

Ông Nhân cho biết, ông có 1,5 sào đất trồng dâu, cứ đều đặn mỗi tháng có 2 đợt nuôi tằm. Số lượng tằm dựa vào lượng dâu, nên mỗi đợt ông Nhân nuôi 1 hộp tằm giống, chi phí gần 1 triệu đồng.

Sau 15 ngày, tằm cho thu hoạch khoảng 45kg kén, giá bán 160.000 đồng/kg như hiện nay, ông thu được hơn 6 triệu đồng trừ chi phí. 

Ông Nhân chia sẻ: "Nuôi tằm kỹ thuật dễ, chỉ cần chủ động đủ lượng thức ăn cho tằm, là có thể nuôi được. Hiện, các công ty chuyên về tơ tằm, cung cấp và kiêm luôn thu mua kén nên rất thuận lợi. Sắp tới, tôi sẽ trồng thêm 1 sào dâu nữa, để mở rộng quy mô nuôi tằm".

Tương tự, ông Phạm Xuân Trường, trú tại thôn Phú Hòa, xã Quảng Phú, đã dành 1,5 ha đất để trồng loại dâu siêu lá, và nhập giống tằm về nuôi.

Ông nuôi tằm cách nhau từ 5 – 7 ngày nuôi một lứa. Với diện tích dâu này, mỗi đợt nuôi, ông nhập từ 1 - 1,5 hộp giống. Sau 15 ngày, ông Trường thu được 120 – 130 kg kén, thu về gần 20 triệu đồng trừ chi phí.

Ông Trường chia sẻ: "Trong 15 ngày nuôi, mỗi lứa tằm có 5 ngày vất vả, còn lại, cứ cho ăn đúng giờ là được. Do thời gian nuôi mỗi lứa ngắn, nên thu hồi vốn nhanh, giá kén tốt, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi". 

Ông Đỗ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, cho biết, nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh 5 năm trở lại đây.

Hiện, toàn xã có khoảng 40 hộ, với hơn 20 ha đất trồng dâu phục vụ nuôi tằm. Với nhiều ưu điểm như vốn ít, thu hồi nhanh, lao động tranh thủ, hiệu quả kinh tế cao... nghề trồng dâu nuôi tằm đang được nhiều hộ dân lựa chọn.

Thời gian qua, xã Quảng Phú đã triển khai tập huấn nghề trồng dâu nuôi tằm cho người dân, đồng hành với người dân trong việc hỗ trợ dụng cụ sản xuất, giống, đầu ra…

Cùng với đó, xã xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả tại địa phương, nên đã khuyến khích người dân đầu tư phát triển.

Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Krông Nô, cho biết, huyện đang định hướng xây dựng, phát triển các "Làng nghề trồng dâu nuôi tằm". Trước mắt, đang tập trung xây dựng vùng nguyên liệu đủ lớn để liên kết sản xuất, bao tiêu với doanh nghiệp.

Thời gian tới, huyện sẽ xây dựng mô hình ươm tằm giống, để phục vụ người dân. Chủ trương của huyện là đưa nghề trồng dâu nuôi tằm, trở thành một trong những "trụ cột", trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn...

Kon Tum: Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định 

Hiện, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết đã tạm dừng, để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhưng tại các chợ, siêu thị trên địa bàn T.p Kon Tum, hoạt động mua, bán vẫn diễn ra bình thường.

 

hag-91.jpg

 

Hàng hoá phong phú tại siêu thị Co.op Mart Kon Tum. Ảnh: TH

Hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân rất dồi dào, giá cả ổn định.

Cuối tuần qua, lượng người dân tới mua sắm tại các siêu thị có tăng, song, hàng hóa vẫn rất dồi dào, đa dạng.

Nhóm hàng tiêu thụ nhiều nhất là thực phẩm tươi sống: rau củ, thịt, cá và thực phẩm công nghệ như sữa, dầu ăn, mì tôm... Riêng hàng thời trang, đồ gia dụng, đồ điện rất ít người quan tâm.

Chị Lê Thị Hường, phường Quang Trung, cho biết: Tôi thấy hàng hóa rất nhiều, phong phú, giá ổn định.Theo dõi thông tin báo, đài tôi nghĩ không có chuyện thiếu hàng hóa thiết yếu, nên không cần tích trữ.

Tại các chợ dân sinh, cũng khá bình thường. Đa phần người dân chỉ mua thịt, cá, rau xanh, hóa mỹ phẩm...

Đặc biệt, tiểu thương và người mua hàng đều có ý thức đeo khẩu trang, khoảng cách giữa các gian hang, được bố trí giãn rộng, so ngày thường.

Giá các mặt hàng ổn định, không có hiện tượng tăng giá. Ví như, thịt bò dao động từ 200 -270.000 đồng/kg, thịt lợn 120 -150.000 đồng/kg; cá nước ngọt từ 55 -90.000 đồng/kg; tôm 150 -230.000 đồng/kg (tùy loại).

Trong thời gian cao điểm, thực hiện việc hạn chế tụ tập nơi đông người, nên bà con cũng mua hàng nhiều hơn so thường lệ. Song, không có tình trạng ồ ạt mua số lượng lớn, để tích trữ như trước đây.

Đa số người dân không còn hoang mang, lo lắng về việc thiếu nguồn cung nhu yếu phẩm.

Chị Phan Thị Thảo (tổ 4, phường Duy Tân) cho hay: Do dịch bệnh phức tạp, tôi cũng ngại ra ngoài, nên mua thực phẩm nhiều hơn một chút, đủ dùng 2-3 ngày, nhằm giảm số lần tới nơi công cộng.

Tôi thấy, hàng hóa từ chợ đến siêu thị rất nhiều, nên không nhất thiết phải dự trữ, chỉ cần đủ dùng trong vài ngày là được; vừa hạn chế đến nơi đông người, vừa đảm bảo thực phẩm tươi ngon.

Ông Lê Như Nhất - Giám đốc Sở Công thương khẳng định: Sở đã làm việc với các nhà phân phối, siêu thị để đảm bảo cung ứng hàng hóa tiêu dùng của người dân trong mọi điều kiện.

Vì thế, người dân không cần lo lắng quá, dự trữ khối lượng lớn, gây hiện tượng khan hiếm giả, tạo cơ hội cho một số đối tượng làm ăn bất chính đầu cơ, tăng giá. Người dân chỉ nên mua lượng hàng vừa phải, đủ dùng, không nên mua dư qúa nhiều.

Cũng theo ông Nhất, hiện, đơn vị cũng phối hợp với Cục Quản lý thị trường Kon Tum, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá nhằm trục lợi, và đảm bảo ATTP.

Ngoài việc cung ứng đầy đủ hàng hóa, tại các siêu thị, chợ trang bị nước rửa tay khô cho khách, có lực lượng trực tại lối ra, vào để nhắc nhở người dân rửa tay, đeo khẩu trang, khi đi mua sắm.

Trong thời gian này, bên cạnh các giải pháp cung ứng hang hoá, điều quan trọng là người dân cần bình tĩnh, không nên đổ xô mua hàng tích trữ.

Đây cũng là hành động thiết thực để sẻ chia khó khăn, chung sức chung lòng thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.      

Lâm Đồng: Hợp tác phát triển vùng cảnh quan cà phê bền vững 

Xây dựng vùng cảnh quan cà phê bền vững, không chỉ giúp môi trường, khí hậu, hạn chế ảnh hưởng do tác động của con người, mà còn hứa hẹn thu nhập ổn định cho người dân.

 

c-fe-31.jpg

 

Cà phê trồng xen canh, kết hợp phát triển cảnh quan bền vững, đem lại hiệu quả cao

 

Sau khi tham gia Dự án “Hợp tác phát triển vùng cảnh quan cà phê bền vững”, người dân xã Tân Nghĩa (Di Linh) đang từng bước thay đổi tư duy, đối với cây trồng truyền thống này.

Tham gia dự án từ giữa năm 2019 nhưng vườn cà phê của ông Nguyễn Văn Khánh (thôn Lộc Châu 2) đã bắt đầu trổ hoa trắng đầu tiên.

Vừa tiến hành trồng mới, vừa tái canh trên tổng diện tích 1,5 ha, ông Khánh bảo rằng, chỉ hơn 1 năm nữa, là có thể thu hoạch cà phê. Đồng thời, ông trồng xen canh cây thân gỗ, che bóng mát như sầu riêng, bơ, mít... và đào ao tích nước  để tưới cho cây. 

“Trồng xen theo khoảng cách 2 hàng cà phê 1 hàng cây ăn quả, rải trấu trên mặt, thay vì để cỏ giữ ẩm, hạn chế sự xói mòn. Mùa khô, cứ 10 ngày là tưới một lần, kèm theo bỏ phân luôn. Từng chút, từng chút một, chứ không phải ào ào như trước kia”, ông Khánh cho hay.

Tham gia dự án xây dựng cảnh quan sớm hơn, anh Nguyễn Minh Hợi (thôn Lộc Châu 1) cho biết, việc phá bỏ hoàn toàn cà phê, không có thu nhập trong khoảng 2, 3 năm, quả là khó khăn.

Song, sau nhiều lần tham quan các mô hình cà phê bền vững ở Đắk Lắk, Gia Lai, cũng như trong tỉnh, năm 2016, anh đăng ký tham gia 5 sào. Thấy hiệu quả, anh tái canh toàn bộ 1,2 ha còn lại.

Dự án hỗ trợ 80% cây giống  cà phê, 100% cây trồng xen, 50% phân bón, thuốc BVTV, đổi mới kỹ thuật canh tác, do công ty hướng dẫn. Hiện, vườn cà phê của anh được đánh giá đạt chuẩn 90%. 

Theo anh Hợi, năng suất cà phê hiện tại đạt khoảng 6 tấn/ha, tăng gần gấp đôi so trước đây. Mặt khác, trồng xen, phân tầng cũng giảm nhiều công chăm sóc, phân bón, TBVTV.

“Chi phí đầu tư giảm, chăm sóc nhàn hơn, năng suất cao hơn, dĩ nhiên lợi nhuận cũng tăng. Nhận thức của người dân đã thay đổi nhiều, nhưng phải mắt thấy, tai nghe mới tin. Có tin mới làm”, anh Hợi chia sẻ.

Theo ông Trần Xuân Oánh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Nghĩa, việc tham gia Dự án Hợp tác phát triển vùng cảnh quan cà phê bền vững, là một điều vô cùng thuận lợi với địa phương.

Mục tiêu của dự án là xây dựng vùng cảnh quan cà phê tập trung 2.700 ha. Địa phương đã tăng cường giới thiệu chương trình cà phê bền vững cho bà con, hướng dẫn cách tham gia… Đến nay đã có 28 hộ đăng ký với diện tích gần 30 ha.

Bà con được tài trợ phân tích mẫu đất, trên cơ sở đó khuyến cáo bón phân gì, số lượng bao nhiêu, và trợ giá 30%, không sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm. Nếu vườn chưa có cây che bóng,  được hỗ trợ thêm 30%. 

Ông Bùi Đức Hào - tổ chức IDH - đơn vị triển khai dự án, cho biết, đây là chương trình dài hơi, cần sự chung tay của các bên, trong đó, nhân tố chính vẫn là nông dân.

Khó khăn ban đầu là thay đổi thói quen canh tác truyền thống. Ngay sau khi triển khai, người dân đã dần thay đổi cái nhìn về cây trồng xen và tái canh. 

Theo ông Trần Xuân Oánh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Nghĩa, việc được tham gia Dự án là điều vô cùng thuận lợi với địa phương. Mục tiêu của dự án là xây dựng vùng cảnh quan cà phê tập trung 2.700 ha.

Hiện, đã có 28 hộ tham gia, gần 30 ha, bà con được tài trợ phân tích mẫu đất, trên cơ sở đó đưa ra khuyến cáo bón phân gì, số lượng bao nhiêu và trợ giá 30%, không sử dụng các loại thuốc trong danh mục thuốc cấm. Nếu vườn chưa có cây che bóng sẽ tiếp tục được hỗ trợ thêm 30%. 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top