Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần phải đổi mới, sáng tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực nông thôn có chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và khởi nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia thời gian vừa qua được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) quan tâm triển khai và đạt được những kết quả bước đầu.
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia với 5 bậc trình độ kỹ năng được ban hành là cơ sở pháp lý cho việc tham chiếu với Khung trình độ quốc gia Việt Nam, thỏa thuận công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN và thế giới.
Sau hơn 10 năm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề để tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Đồng thời, xây dựng ngân hàng đề thi, thành lập các tổ chức đánh giá, phát triển đội ngũ đánh giá viên để thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.
Tính đến cuối năm 2018, có 191 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, 83 đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành, trong đó nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 17, bộ đề thi các nghề khác đang được được cập nhật, bổ sung theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã và đang chỉ đạo triển khai đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động. Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã được hình thành và có những kết quả bước đầu, đang thực hiện đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia cho một số nghề từ bậc 1 đến bậc 3 cho người lao động.
Xây dựng kỹ năng cho 4 nghề trọng điểm
Hiện nay, với gần 70% lao động Việt Nam làm trong ngành Nông nghiệp, nhưng chưa tới 1/3 tổng số lao động được đào tạo. Nông dân chưa thể tiếp cận nền sản xuất nông nghiệp hiện đại do thiếu kỹ năng. Kỹ năng nghề trong ngành Nông nghiệp là vấn đề bức thiết lúc này của Việt Nam.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trước mắt sẽ triển khai thí điểm trong ngành Nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nền kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, lao động trong ngành Nông nghiệp thiếu kỹ năng, chưa qua đào tạo đã khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện đại gặp nhiều khó khăn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã họp xúc tiến thành lập Hội đồng kỹ năng nghề trong các ngành kinh tế ở Việt Nam và Hội đồng Kỹ năng ngành trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã được thành lập và sẽ ưu tiên tập trung nghiên cứu xây dựng các kỹ năng trong 4 nghề trọng điểm: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Chế biến và bảo quản thủy sản; Mộc mỹ nghệ; Mộc dân dụng. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển kỹ năng ngành Nông nghiệp, cung cấp giáo trình bộ kỹ năng thực hiện đào tạo… tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ là đơn vị được công nhận và thành lập trung tâm đánh giá kỹ năng nghề đối với 2 nghề Bảo vệ thực vật và Thú y từ tháng 10 năm 2017. Năm 2018 triển khai đánh giá thí điểm nghề Bảo vệ thực vật ở trình độ bậc 3, có 50 thí sinh đăng ký và dự thi, số người được đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề: 28 người. Năm 2019, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 36 người (01 người nghề Bảo vệ thực vật bậc 2; 14 người nghề Bảo vệ thực vật bậc 3; 21 người nghề Thú y bậc 3), số thí sinh dự thi: 34 người, số người được đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 là 34.
Nhìn chung, các kỳ đánh giá được tổ chức đúng kế hoạch, đảm bảo đủ các điều kiện cơ sở vật chất và thực hiện nghiêm túc, có sự giám sát chặt chẽ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, đáp ứng các yêu cầu được quy định tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, từ kết quả trên thấy cả 2 nghề Nhà trường được phép đánh giá đều tổ chức được nhưng số lượng người tham dự còn ít và chủ yếu tập trung ở đối tượng là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại các trường trung cấp và cao đẳng trong khu vực.
Tạo nền tảng vững chắc cho lao động nông nghiệp
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những trung tâm về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở 3 lĩnh vực chính là Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi thú y và Nuôi thủy sản (tôm, cá tra). Số lượng các công ty, doanh nghiệp cũng như trang trại trên địa bàn khá nhiều và nguồn lao động cho 2 ngành trên cũng cần số lượng lớn. Tuy nhiên, qua các đợt tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho 2 nghề này, đa số người lao động không tham gia vì hoạt động này chưa nhìn thấy lợi ích của việc tham gia đánh giá, cũng như chưa có yêu cầu về tiêu chuẩn của các nhà sử dụng lao động để đáp ứng trong công việc.
Bên cạnh đó còn lý do khiến người lao động hành nghề trong lĩnh vực này tham gia còn ít vì chưa có quy định ràng buộc về trình độ kỹ năng nghề khi tham gia hành nghề, nên nhu cầu được đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề trên người lao động chưa cao.
Chi phí đánh giá cao do đơn vị tổ chức đánh giá không được hỗ trợ kinh phí mua nguyên vật liệu, vật mẫu thực hành nên thí sinh phải đóng toàn bộ lệ phí.
Vì vậy, để đổi mới và nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, thực hiện quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhất là tập trung đào tạo nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn…, việc đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động nông nghiệp là rất cần thiết.
Bà Valentina Barcucci, Phó giám đốc Văn phòng Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), cho rằng, Việt Nam cần đưa hệ thống khuyến nông và hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại gần nhau hơn. Việt Nam cần có sự công nhận chứng chỉ đào tạo nghề. Người lao động có thể sử dụng chứng chỉ đào tạo ở mọi nơi và có thể tiếp tục nâng cao mức độ cấp chứng chỉ thông qua hệ thống công nhận kỹ năng. Do đó, Việt Nam cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề đào tạo.
Bởi, thông qua việc tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người lao động và doanh nghiệp xác định được những thiếu hụt về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng thực hành công việc cũng như việc tuân thủ quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động, trên cơ sở đó mới có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện năng lực nghề nghiệp, nâng cao trình độ hoặc bố trí, chuyển đổi sang công việc phù hợp.
Đối với danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng như nghề Bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu suất thực hiện công việc do sử dụng những người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hiện, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn và vệ sinh lao động khi thực hiện công việc.
Muốn vậy, phải chú trọng đến việc tăng cường năng lực cho hệ thống các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở các lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh và ban hành các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề nông nghiệp đáp ứng kịp thời với thực tế sản xuất.
Tiêu chuẩn nghề quốc gia của từng bậc trình độ đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) phải có sự tham gia của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Đội ngũ đánh giá viên cũng cần được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng được với thực tiễn của nghề được đánh giá.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, việc xây dựng Đề án nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 là việc cần được quan tâm.
TS. Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, để có lực lượng lao động nông thôn tay nghề cao đáp ứng nhu cầu nông nghiệp 4.0, đơn vị đào tạo nghề cần đổi mới tư duy trong đào tạo nghề nông nghiệp. Đó là, đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo nhằm tiếp cận kịp thời thị trường lao động; tạo nền tảng vững chắc cho lao động nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi nghề phi nông nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất....
Tháng 01/2012, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký ban hành Thông tư 05 về Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với 13 nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp. Năm 2013 là Thông tư 46 với 8 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhóm nghề nông nghiệp. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…