Chiều 9/8, 4 địa phương: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đã họp trực tuyến để tìm giải pháp tiêu thụ lúa, nếp vụ Hè Thu năm 2021.
Thu hoạch lúa Hè Thu ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Đảm bảo chuỗi cung ứng không đứt gãy
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, dự kiến trong tháng 8 này, tỉnh sẽ thu hoạch hơn 27.200 ha lúa (trong đó vụ Hè Thu là 20.482 ha), ước sản lượng gần 170.000 tấn. Trong tháng 9 sẽ thu hoạch 68.348 ha, ước sản lượng hơn 392.900 tấn.
Hiện, có khoảng 70% sản lượng lúa của tỉnh được xay xát ngoài tỉnh (An Giang, Tiền Giang, Long An). Lượng gạo tồn kho của 28 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn còn khá nhiều nên khả năng thu mua tối đa chỉ khoảng 20.000 tấn lúa nguyên liệu.
Phía Vinafood 1 cho biết, hiện nay, chuỗi cung ứng lúa gạo đang đứt gãy, từ đồng ruộng cho đến nhà máy, cảng xuất khẩu. Tổng Công ty sẵn sàng thu mua lúa cho nông dân và mong muốn giải phóng lượng lúa tồn kho, có chính sách thu mua phù hợp; đồng thời, các địa phương tạo thuận lợi trong tổ chức thu hoạch, vận chuyển.
Theo đó, 4 tỉnh, thành sẽ có văn bản chung để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương tháo gỡ khó khăn này, cũng như có chính sách về gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo.
Dự kiến, 4 tỉnh, thành sẽ thành lập tổ công tác liên ngành và thiết lập đường dây nóng để giải quyết kịp thời những vướng mắc, vừa đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng lúa gạo, vừa thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Cao Lãnh hỗ trợ người dân sản xuất, tiêu thụ nông sản
Để hỗ trợ người dân chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ nông sản trong thời điểm giãn cách xã hội, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã quyết định thành lập 70 Tổ hỗ trợ nông vụ, với 206 thành viên.
Người dân khi có nhu cầu về chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ nông sản sẽ liên hệ đến số điện thoại đầu mối của các Tổ và xếp lịch hẹn để thực hiện.
Ngoài ra, Hội Nông dân huyện Cao Lãnh tiếp tục kết nối tiêu thụ nông sản cho hội viên nông dân; Huyện đoàn duy trì hoạt động 18 đội “shipper áo xanh”; Liên đoàn Lao động huyện duy trì chuyến xe “nghĩa tình công đoàn”, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện tặng rau, củ, quả và 100 phần gạo (10kg/phần) cho người dân các xã: Mỹ Xương, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Tân Hội Trung; Hội Cựu chiến binh huyện duy trì hoạt động 91 Tổ mua, giao hàng thiết yếu cho hội viên cựu chiến binh.
Qua hoạt động của các Tổ đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ được 332 tấn nhãn, 330 tấn ổi, 145 tấn chanh, 775 tấn ếch, 620 tấn cá điêu hồng, 9,6 tấn tôm càng xanh, 140 tấn rau củ quả, 60 tấn cá rô đồng và 50 tấn cá sặc.
Huyện Cao Lãnh đã và đang tiếp tục tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản trên địa bàn gồm: Công nhân vận hành máy cắt lúa, bốc vác, phun xịt, sấy và xay xát lúa gạo…
Mặc dù, đã có nhiều nỗ lực trong kết nối tiêu thụ nông sản cho người dân, tuy nhiên, hiện nay, huyện Cao Lãnh còn tồn đọng nhiều nông sản với số lượng lớn cần kết nối tiêu thụ như: Chanh, cá điêu hồng, tôm càng xanh…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…