Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 8 năm 2022 | 14:59

Để tiêu thụ nông sản đáp ứng thị trường: Phải đẩy mạnh hợp tác

Thực tế cho thấy, nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nông sản phục vụ cho chế biến và xuất khẩu tươi rất lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân tại Cần Thơ cũng khá cao, song việc hợp tác, liên kết thời gian qua chưa chặt chẽ.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, để kết nối tiêu thụ, nông sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: sản xuất theo quy trình VietGAP, GobalGAP hoặc tiến tới đạt tiêu chuẩn Organic.

Đẩy mạnh liên kết xúc tiến tiêu thụ nông sản

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ, trong những năm qua, việc xây dựng, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác và kết nối tiêu thụ được ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững. Liên kết sản xuất thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác là cầu nối quan trọng trong thúc đẩy liên kết sản xuất.

 

z3615973944724_27e0179b23b656625c36569424fad8ab.jpg
Thông qua diễn đàn, các doanh nghiệp, người dân thấy rõ lợi ích của liên kết, tiêu thụ sản nông sản.

 

Hiện nay, tại các quận, huyện trên địa bàn Cần Thơ đã hình thành 104 hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ với diện tích 3.785ha. Hiện nay có 38 hợp tác xã, tổ hợp tác với tổng diện tích 2.681ha có nhu cầu liên kết tiêu thụ tại quận Thốt Nốt, các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai.

Nhiều mặt hàng trái cây của Cần Thơ đang được thương lái thu mua tại vườn. Ngoài ra, một số tổ chức kinh tế tập thể, hộ nông dân đã bước đầu thực hiện liên kết tiêu thụ, cung cấp trái cây cho các cơ sở bán lẻ ở trung tâm thành phố hoặc tiêu thụ thông qua hình thức du lịch sinh thái vườn. Hiện nay, có 49 hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ với diện tích 945ha có nhu cầu liên kết với các công ty, doanh nghiệp.

Ngành Nông nghiệp Cần Thơ đã vận động nông dân thực hiện sản xuất các vùng chuyên canh rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày theo quy trình sản xuất xuất VietGAP nhằm tạo nguồn nguyên liệu bền vững và tạo được thương hiệu riêng để dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu thụ. Từ việc sản xuất vùng chuyên canh đã giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Phát biểu tại Diễn đàn Thúc đẩy kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Cần Thơ mới đây, ông Trần Thái Nghiêm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ cho biết, qua diễn đàn, địa phương định vị cụ thể việc xúc tiến, tổ chức liên kết, chuyển dịch cơ cấu sản xuất để nâng cao giá trị; tích hợp đa giá trị sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cùng nhau kết nối, tiêu thụ nông sản chủ lực của Cần Thơ để đem lại giá trị kinh tế, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập của người dân.

Diễn đàn do Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ phối hợp với Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hội Làm vườn Việt Nam và Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức. Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp và hợp tác xã, nông dân cùng các nhà quản lý gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu lẫn nhau, qua đó tạo ra cơ hội từng bước thúc đẩy kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị nông sản, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản, giúp nông dân, doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, an toàn và bền vững.

Ông Trần Thái Nghiêm nói: “Bà con nông dân trên địa bàn hiện nay rất cần sự liên kết với các doanh nghiệp, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Thông qua diễn đàn, các bên sẽ tiếp cận thông tin, nhu cầu của nhau để cùng nhau kết nối trên quan điểm cùng hài hòa lợi ích, cùng chia sẻ rủi ro để tất cả cùng có lợi”.

Theo ông Nghiêm, mặc dù là thành phố trực thuộc Trung ương nhưng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều, chiếm trên 80% diện tích và thành phố còn trên 25% lao động trên lĩnh vực nông nghiệp.

Cần Thơ có trên 75.000ha đất trồng lúa, sản lượng đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Thành phố cũng có trên 21.000ha  trồng cây ăn trái các loại, sản lượng đạt trên 170.000 tấn/năm, với các loại cây phổ biến gồm: xoài, sầu riêng, nhãn, vú sữa, mận (miền Bắc gọi là gioi)…

Trên địa bàn Cần Thơ cũng hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn trái tập trung với quy mô từ hàng chục hecta đến hàng trăm hecta. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như để tăng hiệu quả kinh tế, hiện nay diện tích đất trồng lúa trên địa bàn thành phố ngày càng thu hẹp để tăng diện tích cây ăn trái.

Ngành Nông nghiệp thành phố cũng như hầu hết nông dân trên địa bàn rất cần các doanh nghiệp liên kết xúc tiến tiêu thụ nông sản trên địa bàn chủ yếu là các loại cây ăn trái như sầu riêng, nhãn, xoài, mít, mận… Đây là những loại nông sản có sản lượng lớn và phổ biến ở Cần Thơ nhưng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ thời gian qua do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid -19.

Đáp ứng yêu cầu thị trường

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Chánh Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện nay, hoạt động tiêu thụ nông sản đang đi theo hướng cơ chế thị trường và phải thực hiện theo tiêu chuẩn của các nhà thu mua cũng như tiêu chuẩn của người tiêu dùng.

 

z3615973923471_de578d65ef8f4094f139145505b47b98.jpg
Ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, HTX tại TP. Cần Thơ.

 

Tiêu thụ nông sản tùy vào tiêu chuẩn của từng quốc gia thu mua mà muốn bán được nông sản cho các quốc gia đó thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Mặt khác, muốn bán được sản phẩm phải có sự liên kết dù bằng lời nói hay hợp đồng bằng văn bản.

Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp chia sẻ yêu cầu đối với nông sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: sản xuất theo quy trình VietGAP, GobalGAP hoặc tiến tới đạt tiêu chuẩn Organic. Ngoài ra, các sản phẩm muốn tiêu thụ và xuất khẩu sang các thị trường khó tính để đạt giá trị kinh tế cao thì cần đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo từng thị trường khác nhau, đảm bảo số lượng ổn định, chất lượng đồng đều, quy mô sản xuất lớn…

Tuy nhiên, đại diện hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân lại cho rằng, sản xuất nông sản theo các quy trình kỹ thuật như: áp dụng mô hình VietGAP, GobalGAP hoặc theo đúng các quy trình kỹ thuật mà các doanh nghiệp hướng dẫn đưa ra sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian, công sức và rất khó áp dụng do chưa quen.

Trong khi giá bán không tăng thêm, thậm chí như trong thời gian dịch bệnh Covid -19 diễn ra vừa qua, nhiều sản phẩm không bán được gây rất nhiều khó khăn cho hợp tác xã và nông dân …

Người dân mong muốn các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, chính quyền tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, cơ chế chính sách như cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, vật tư, phân bón và các doanh nghiệp khi tham gia ký kết thu mua sản phẩm nông sản đảm bảo nông dân có được lợi nhuận khá. Hiện nay giá vật tư, phân bón tăng cao, trong khi giá bán thấp dễ dẫn đến thua lỗ…

Qua diễn đàn thấy, mặc dù nhu cầu của các doanh nghiệp về nguồn nông sản phục vụ cho chế biến và xuất khẩu tươi rất lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân cũng rất nhiều nhưng việc hợp tác, liên kết thời gian qua chưa được nhiều. Diễn đàn là bước đầu để hai bên từng bước lắng nghe và tìm hiểu lẫn nhau và bắt đầu có được tiếng nói chung.

 

 

Tuệ Châu
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top