Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã đề xuất nhiều giải pháp bổ sung nguồn kinh phí tại Hội thảo “Chính sách, giải pháp tín dụng đào tạo nghề, tạo việc làm và giới thiệu sản phẩm cho người khuyết tật”.
Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, phần lớn sống ở nông thôn (chiếm 87,27%). Có khoảng 65% người khuyết tật trong độ tuổi lao động chủ yếu làm các nghề nông – lâm – ngư nghiệp có thu nhập thấp so với các ngành nghề khác. Như vậy, còn hàng triệu người khuyết tật đang cần được hỗ trợ dạy nghề và vay vốn, tạo việc làm tuy nhiên hiện nay nguồn vốn ưu đãi dành riêng cho người khuyết tật còn rất hạn chế.
Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện quyền được có việc làm, có thu nhập và sống tự lập, trong những năm qua, NHCSXH đã thực hiện tốt việc cấp tín dụng chính sách cho các đối tượng thụ hưởng ở khắp các vùng miền, thông qua mô hình tổ chức và phương thức chuyển tải vốn tín dụng:
Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã giúp người khuyết tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng lao động là người khuyết tật được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. Thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất điển hình về làm ăn kinh tế giỏi.
Thông qua nguồn vốn tài trợ của quỹ Nippon của Nhật Bản tài trợ, giúp nhiều doanh nghiệp, người khuyết tật tự phát triển sản xuất không đủ điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại được vay vốn tạo động lực mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm người khuyết tật vào làm việc, góp phần nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho người khuyết tật.
Đến ngày 28/2/2018, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, người khuyết tật tự phát triển sản xuất đạt 118 tỷ đồng, với 5.838 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ lệ 0,07% trên tổng dư nợ và 0,07% trên tổng số hộ còn dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH (dư nợ cho vay của NHCSXH là 170.775 tỷ đồng với trên 8,3 triệu khách hàng còn dư nợ). Trong đó dư nợ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật là 3,6 tỷ đồng, với 22 cơ sở còn dư nợ.
Như vậy, nợ quá hạn của tín dụng chính sách đối với người khuyết tật và doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, sản xuất kinh doanh là 432 triệu đồng, chiếm 0,37% trên tổng dư nợ các chương trình tín dụng. Hiện, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% các xã, phường trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc NHCSXH, cho biết: Để phát huy hiệu quả hơn nữa, NHCSXH đề xuất Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước; Đồng thời quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nghề, cân đối, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Hàng năm, tăng cấp bổ sung vốn cho quỹ quốc gia về việc làm. Xem xét, bố trí nguồn vốn dành riêng cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác ủy thác sang NHCSXH để cho vay vốn đối với người khuyết tật trên địa bàn. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư... với hoạt động tín dụng chính sách.”
Ngoài ra, NHCSXH cũng đề nghị các nhà tài trợ quốc tế quan tâm hỗ trợ nguồn vốn cho NHCSXH để cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật.
NHCSXH còn đề nghị quỹ Nippon tiếp tục tăng thêm nguồn vốn để cho vay trên địa bàn dự án, đề nghị ưu tiên, khuyến khích cho vay đối với hộ gia đình, ưu tiên cho vay bổ sung vốn lưu động nhiều hơn so với mua sắm thiết bị, máy móc.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…