Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2021 | 13:17

Đêm “ác mộng” ở vùng trồng hoa lay ơn Tết

Ngay sau khi nước lũ rút, người dân trồng lay ơn bán Tết ở xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa (Phú Yên) khẩn trương bắt tay vào khôi phục sản xuất nhằm giảm bớt thiệt hại. Nhìn lớp bùn dày ngày càng đóng cứng lại, nhiều người rớt nước mắt.

Những ngày này, từ sáng sớm, nhiều người dân trồng lay ơn ở xã Bình Ngọc ra vườn xới đất, nạo bùn, bón thêm phân… cho cây nhằm giảm thiểu thiệt hại do đợt mưa lũ cuối tháng 11, đầu tháng 12 vừa qua.
0120211213_090716.jpg
100% diện tích hoa lay ơn ở xã Bình Ngọc đều bị ngập úng.

Bà Nguyễn Thị Lộc, người trồng lay ơn ở thôn Ngọc Phước 2, xã Bình Ngọc, cho biết, từ bao đời nay, người dân ở đây sống bằng nghề trồng rau, hoa. Hiện Bình Ngọc là vùng trồng rau xanh ăn lá lớn nhất tỉnh Phú Yên và thông thường từ giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, nông dân vùng này chuyển sang xuống giống trồng hoa lay ơn phục vụ Tết cổ truyền. Năm nay, cây mới đâm rễ nhú lá khoảng 10cm thì bị ngâm trong nước lũ. Đặc biệt, năm nay, lũ đi kèm rất nhiều bùn non. Lũ rút đi, lớp bùn đọng lại rất dày, không dội bùn kịp thì bùn sẽ khô lại, làm lay ơn không phát triển được, nông dân gần như mất trắng.

“Nhà tôi trồng được 2 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) lay ơn đỏ mập và lữ hổ. Vì đây là những giống hoa dài ngày nên tôi trồng từ rằm tháng 10 âm lịch. Cuối tháng 11 vừa qua, cây vừa nứt mầm, nhô khỏi mặt đất và đang phát triển xanh tốt thì gặp mưa lớn và xả lũ nên bị ngập hết, hoa hư hoàn toàn. Lớp bùn non đọng lại ngập trên mắt cá chân. Mấy ngày qua, ngày nào tôi cũng ra ruộng để nạo, xới lớp bùn này lên, giúp lay ơn dễ “thở”. Cây nào chết thì nhổ gieo rau xen vào, còn cây nào sống thì mình chăm sóc tiếp để gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó”.
20211213_091545.jpg
Lớp bùn non đọng lại rất dày ngập phủ khiến hoa lây ơn thối rễ

Ông Huỳnh Văn Tân trồng lay ơn ở gần đó, chỉ tay hướng về vườn hoa rơm rớm nước mắt nói: Nhìn mấy luống lay ơn ngoi ngóp trong bùn biết là khó sống nhưng cũng không nỡ cày bỏ, nên tôi tập trung xới đất với hy vọng cứu được cây. Lũ vô làm lớp bùn đọng lại cả gam tay người lớn khiến cây bị úng củ, chết dần. Tôi trồng 5 sào, giờ trồng lại chỉ bán được rằm tháng Giêng chứ hoa không thể ra đúng dịp Tết. Trong khi đó, tháng Giêng hoa bán không được giá như trong dịp Tết nên mức thiệt hại có thể lên tới 95%. Không chỉ gia đình tôi, đa số bà con ở đây không cách nào cứu vãn được để hoa ra hoa đúng dịp Tết nên họ chủ yếu sửa sang lại để lay ơn ra hoa sau Tết nhằm gỡ gạc vốn đã bỏ ra.

Theo ông Tân, 1 kg củ giống hoa lay ơn với giá dao động 120.000 - 200.000 đồng, trồng được 1 sào. Cộng với tiền phân bón, công chăm sóc nữa thì vốn đầu tư 5 sào hơn 20 triệu đồng. “Ai cũng tưởng vụ này được, không ngờ công sức của bà con bị lũ lụt cuốn trôi xuống sông xuống biển hết rồi. Đêm 30/11 đúng là ác mộng đối với người trồng hoa nơi đây”, ông Tân rầu rĩ.

20211213_091051.jpg
Nông dân xới bùn đất với hy vọng cứu được cây nào hay cây đó và trồng xen rau.

Ông Cao Xuân Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Ngọc, cho biết, toàn xã có 42 ha đất trồng hoa màu, trong đó có 17ha trồng hoa lay ơn từ giữa tháng 10 âm lịch. Tuy nhiên, do các đợt mưa, lũ vừa qua nên sau khi xuống giống không lâu, vùng này bị ngập hoàn toàn; hàng chục hecta lay ơn coi như mất trắng, chỉ còn lại 5 ha giống ngắn ngày, sau lũ bà con mới xuống giống. Ước thiệt hại khoảng 2,7 tỷ đồng. Đây là thiệt hại rất lớn đối với người nông dân. Nguyện vọng của người trồng hoa nơi đây là mong được các cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ để bà còn giảm bớt thiệt hại, tái sản xuất, ổn định cuộc sống.

 

 

 

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top