Với chủ đề “Sen ngày mới”, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần 1 - năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra từ 19 - 21/5, đúng vào dịp sinh nhật Bác (19/5).
Lễ hội Sen nhằm tôn vinh hoa Sen, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế cho các sản phẩm chế biến từ cây Sen Đồng Tháp, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng Sen gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương, xây dựng sản phẩm đặc thù, thu hút du khách đến tham quan du lịch Đồng Tháp; quảng bá thương hiệu Sen Đồng Tháp đến du khách trong và ngoài nước; góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động như: Trưng bày sản phẩm, tổ chức không gian ẩm thực Sen - quà lưu niệm - đặc sản từ Sen; xác lập kỷ lục 200 món ăn chế biến từ Sen; cuộc thi Người đẹp Đất Sen hồng, cuộc thi chụp ảnh đẹp, sáng tác ca khúc về Đồng Tháp; khu trải nghiệm Sen đa sắc và trưng bày Sen ngày mới; tổ chức Famtrip “Một thoáng Đồng Tháp”.
Trong sự kiện này, Đồng Tháp sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn kết nối du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long lần 2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa lưu ý, chủ đề Sen phải được thể hiện xuyên suốt trong tất cả hoạt động; có sự kết nối giữa huyện Tháp Mười - địa danh gắn liền với hoa Sen với các địa phương trong tỉnh; quan tâm phát triển các sản phẩm ẩm thực - quà lưu niệm - đặc sản từ Sen. Cùng với đó, nghiên cứu tổ chức tôn vinh người trồng sen, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ Sen; tổ chức các hoạt động thu hút người dân tham gia vào Lễ hội.
Diễn đàn sản phẩm OCOP khai mạc ngày 28/4
Diễn đàn sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 “Liên kết cùng phát triển” dự kiến diễn ra từ ngày 28/4 - 3/5 tại Đồng Tháp.
Diễn đàn là chuỗi sự kiện nhằm tăng cường tính hợp tác và liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với Bộ, ngành Trung ương và các địa phương khác trên cả nước; là cơ sở để đẩy mạnh và phát huy tiềm năng về sản phẩm OCOP của vùng.
Dự kiến Diễn đàn có quy mô trên 350 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất; các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các tỉnh, thành phố; đặc biệt là các đơn vị, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong cả nước.
Năm 2022 đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 1.820 lao động
Theo Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2022, dự kiến đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 1.820 lao động (65 lớp), chủ yếu đào tạo nghề dưới 3 tháng.
Qua đào tạo nghề sẽ góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 73,6%, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 52,8%; phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80%.
Nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong kế hoạch đó là tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử… để cung cấp thông tin cho người học về ngành nghề, cơ chế chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cập nhật thông tin thị trường giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ, quy hoạch định hướng sản xuất nông nghiệp của địa phương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp liên quan và các mô hình dạy nghề có hiệu quả.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…