Với mục tiêu nâng cao năng xuất cây vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), nhưng đến nay dự án này đang có nguy cơ "phá sản" do một số bà con không đồng tình...
Dù UBND tỉnh và các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang rất quan tâm đến việc duy trì, phục hồi cây vú sữa Lò Rèn, nhưng do biến đổi khí hậu, sâu bệnh, hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích cây đặc sản này ngày càng thu hẹp. Dự án thí điểm khôi phục cây vú sữa Lò Rèn có nguy cơ “ phá sản”.
Nhiều khu vườn vú sữa Lò Rèn ở tỉnh Tiền Giang bị xác xơ, lão hóa.Đầu năm nay, UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt dự án “thí điểm khôi phục cây vú sữa Lò Rèn”. Theo đó, từ nay đến năm 2023, tỉnh Tiền Giang sẽ hỗ trợ xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành hơn 30 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 6 công trình thủy lợi, 1 tuyến đường dal, 1 máy bơm điện tự động, nạo vét 5 tuyến kênh thủy lợi và hỗ trợ kỹ thuật, con giống để nhà vườn địa phương trồng mới và cải tạo 16 ha cây vú sữa Lò Rèn theo tiêu chuẩn GAP.
Dự án này nhằm làm thí điểm để nâng cao năng suất cây vú sữa Lò Rèn lên 24 tấn/ha, thu lợi nhuận trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp đôi so với hiện nay.
Năng suất trái vú sữa Lò Rèn giảm so trước đây.Tuy nhiên, dự án khi triển khai nhiều nhà vườn xã Vĩnh Kim phản ứng vì thiếu tính khả thi do tác động biến đổi khí hậu và đất đai kém phù sa nên cây vú sữa Lò Rèn không còn thích nghi với thổ nhưỡng địa phương; giống vú sữa Lò Rèn đã bị lai, cây kém năng suất, bị nhiễm bệnh nhất là khô cành thối rễ… kém hiệu quả kinh tế hơn một số cây ăn quả khác.
Vú sữa Lò rèn là một trong 7 loại trái cây đặc sản của địa phương. Trước đây, tỉnh Tiền Giang có đến hơn 3.000 ha cây vú sữa Lò Rèn nhưng nay giảm xuống chỉ còn hơn 500 ha. Riêng xã Vĩnh Kim là nơi cây vú sữa Lò Rèn ra đời đầu tiên cũng chỉ có khoảng 30 ha.
Trái vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim có hương vị độc đáo mà các nơi khác không có được.Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim cho biết, qua gần 1 năm dự án thí điểm khôi phục cây vú sữa chưa triển khai thực hiện được nên địa phương đã có văn bản báo cáo cấp trên. Hiện tại, nhà vườn trong vùng dự án đã chuyển đổi trồng các loại cây ăn trái khác.
"Dự án này có thể không thực hiện được, lý do là một số bà con trong dự án không đồng tình. Do người ta đã trồng các loại cây khác như: Bưởi, sapô, dừa… Cấp xã thì đề nghị các cấp trên tiếp tục hỗ trợ xã tuyên truyền, tập huấn để giúp bà con phát triển, khôi phục lại cây vú sữa" - ông Nguyễn Thanh Hải chia sẻ./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…