Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 7 năm 2019 | 14:12

EVFTA: “Sân chơi” giúp doanh nghiệp Việt nâng tầm

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)  là “sân chơi” lớn, là đường cao tốc nên doanh nghiệp (DN) nào nắm bắt được cơ hội và biết tận dụng thời cơ, chắc chắn sẽ giành phần thắng.

tr7.jpg
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

 

Cạnh tranh từ những thứ nhỏ nhất

Hơn hai tháng qua, ông Phùng Văn Hiền, Giám đốc  Công ty TNHH Toàn cầu trái cây tươi (Bến Tre), liên hệ khắp nơi để tìm kiếm nhà cung cấp màng bọc thực phẩm và ống hút thân thiện môi trường cho các sản phẩm trái cây xuất sang EU, do các đối tác nhập khẩu tại EU sẽ không cho phép dùng loại nhựa dùng một lần để bọc trái cây cũng như dùng làm ống hút (bán kèm theo trái dừa) vào nước họ.

“Việt Nam không có các nhà cung cấp các sản phẩm làm từ vật liệu thay thế hay nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn. Chúng tôi đang thử nghiệm ống hút bằng giấy và bằng gạo nhưng kết quả chưa được như ý. 

Còn màng bọc thực phẩm, mới có một đơn vị tuyên bố làm được loại túi nylon phân hủy hoàn toàn thành phân bón nhưng không biết có sản xuất được loại màng trong suốt bọc trái cây không. Đôi khi chỉ một số thay đổi nhỏ trong chính sách có thể làm khó cho kinh doanh”, ông Hiền nói.

Ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết, thị trường hạt điều chế biến sâu (rang muối hoặc chế biến thành snack, sữa...) phát triển khá tốt. Nhưng gần đây, một tập đoàn đa quốc gia có doanh thu hằng năm bằng xuất khẩu của cả ngành điều đã đầu tư nhà máy chế biến tại nước ta. Với kinh nghiệm hàng trăm năm, khách hàng trên quy mô toàn cầu và tiềm lực tài chính hùng mạnh, DN trong nước rất khó có thể cạnh tranh với họ...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sẽ có những thách thức mới cho ngành thủy sản khi tham gia EVFTA như: các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ chặt hơn, có nhiều quy định mới và phức tạp hơn... Do đó, DN cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững...

DN FDI có lợi thế

Lợi ích từ việc ký kết các hiệp định FTA là việc tham gia các chuỗi cung ứng khu vực. Tuy kết quả trước mắt chưa cụ thể, cam kết cắt giảm thuế quan hoàn toàn từ các thị trường, cùng với việc hài hòa quy tắc nguồn gốc xuất xứ cũng như giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan... đã giúp thúc đẩy DN hội nhập vào các chuỗi cung ứng trong khu vực. Nhưng, hiện nay, các DN đa số vừa và nhỏ của Việt Nam chưa thể tham gia sâu.

 

Quốc hội sẽ phê chuẩn EVFTA tại kỳ họp cuối năm 2019

Tại buổi tiếp Cao ủy Thương mại của Liên minh châu Âu Cecilia Malmstrom, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, ngay tại kỳ họp cuối năm nay, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn EVFTA; cam kết tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện EVFTA và EVIPA; tích cực xem xét để phê chuẩn 2 Công ước còn lại của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong thời gian sớm nhất.

 

Ông Nguyễn Đức Khương, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu và Trưởng khoa Tài chính (Học viện Hành chính và Quản trị kinh doanh - Pháp), nhận định, DN Việt Nam đa số là vừa và nhỏ, thông thường là nhỏ chứ chưa đến vừa, nên năng lực nghiên cứu và phát triển có giới hạn, nguồn lực hạn chế, năng lực sản xuất cũng hạn chế, chưa kể các mối quan hệ làm ăn quốc tế cũng chưa nhiều...

Tại cuộc họp báo đầu tháng 6, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương)đánh giá, các DN FDI có lợi thế hơn, vì đã nằm sẵn trong các chuỗi nên tiếp cận rất dễ các chính sách và nắm vững rất tốt. Vấn đề của DN Việt là khả năng tiếp cận thông tin, cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Thách thức này chúng ta bắt buộc phải trải qua. Không còn cách nào khác.

Không chỉ có màu hồng

Được nhận định là những ngành hưởng lợi nhất trong EVFTA, các DN thuỷ sản, dệt may, da giày đã sẵn sàng tâm thế tiếp cận thị trường 600 triệu dân của 28 quốc gia thuộc EU.

Ở ngành thủy sản, ông Ong Hàng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang, cho biết, từ đầu năm 2019, dù chưa ký kết EVFTA, thị trường EU đã tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam tới hơn 30%. Nguyên nhân do sản phẩm ngày càng đáp ứng được chất lượng và phía EU có nhu cầu lớn với mặt hàng này. Với nền tảng đó, EVFTA sẽ là động lực bổ trợ để DN thủy sản trong nước xuất khẩu nhiều hơn nữa sang các thị trường trong khối EU.

“Chúng tôi xuất khẩu sang EU chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng xuất khẩu, chủ yếu xuất sang Đức, Anh. Chưa rõ tác động của EVFTA ở mức độ như thế nào nhưng tôi tin sản lượng xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng”, ông Văn nói.

Tuy nhiên, EVFTA không phải là  bức tranh toàn màu hồng. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho rằng, khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam sẽ gặp sự gia tăng cạnh tranh với hàng nhập khi hàng rào thuế quan dần được cắt giảm; các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu hàng hóa ngày càng chặt chẽ và khắt khe hơn; vấn đề sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, minh bạch hóa thông tin về lao động được đề cao…

Gạo Việt Nam sẽ bị gạo Thái Lan, Campuchia, Myamar cạnh tranh; thủy sản, trong đó đặc biệt là tôm và cá tra của Việt Nam sẽ bị các sản phẩm của Agentina, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh cạnh tranh. Hàng loạt vấn đề đặt ra, trong đó vấn đề an toàn thực phẩm, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật cần được giải quyết sớm và triệt để.

Ngoài ra, nguy cơ hàng Việt bị ”mượn danh” xuất sang EU cũng từng được các chuyên gia kinh tế cảnh báo. Điều này gây ra nhiều hệ luỵ khiến hàng hoá Việt xuất vào EU có thể bị áp thuế chống bán phá giá. Do đó, các DN cần đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào EU nhằm tạo ra cơ hội cho chính mình.

 

EVFTA được đánh giá là hiệp định thương mại song phương thế hệ mới, có tiêu chuẩn chất lượng cao, toàn diện và công bằng nhất. Ngoài các cam kết về thương mại, hiệp định này còn bao gồm cả những điều khoản quan trọng về bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do hóa đầu tư, bảo vệ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và xã hội, những vấn đề liên quan đến điều kiện của người lao động, về nhân quyền và phát triển bền vững…

Lộ trình 10 năm cam kết loại bỏ thuế không chỉ giúp Việt Nam cơ hội xuất khẩu các mặt hàng vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh (như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ…) vào thị trường EU mà còn là khoảng thời gian đủ để DN Việt có thể trưởng thành trong hội nhập.


 


 

 

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top