Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 3 năm 2017 | 11:13

Gần 165 tỷ đồng cho tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020.

Thu mua cá ngừ đại dương. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)


Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn này là 164,8 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước là 81,3 tỷ đồng, còn lại 83,5 tỷ đồng từ các nguồn khác.

Mục tiêu của kế hoạch là nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá và nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Cụ thể, tạo được cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ và kênh thông tin kết nối, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để phát triển thị trường khoa học công nghệ, thực hiện giao dịch, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy, công nhận và phát hành rộng rãi tối thiểu 12 tiến bộ kỹ thuật (5 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thủy sản và 7 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản) để nâng cao hiệu quả khai thác (tăng trên 25% so với hiện tại), giảm tổn thất sau thu hoạch (giảm trên 20% so với hiện tại) các đối tượng khai thác chủ lực như cá ngừ đại dương, mực, cá nổi lớn và cá nổi nhỏ trên tàu cá nghề lưới vây, lưới rê, lưới chụp và nghề câu.

Nâng cao chất lượng giống, năng suất nuôi và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi chủ lực và đặc sản: cá tra, tôm nước lợ, nhuyễn thể, các rô phi và tôm hùm.

Xây dựng tối thiểu được 40 mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ gắn với mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 25% so với mô hình sản xuất truyền thống; Tối thiểu 1.500 tổ chức, cá nhân được đào tạo, tập huấn các kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng các đối tượng chủ lực, đặc sản vào thực tế sản xuất…

Các giải pháp thực hiện gồm tập trung nguồn lực cho chuyển giao khoa học công nghệ trọng yếu gắn với tái cơ cấu ngành thủy sản và xây dựng nông thôn mới thông qua việc sắp xếp, điều phối các chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ; dự án khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới… do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ riêng cho địa phương theo định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ trọng tâm nêu trong Kế hoạch.

Thực hiện khảo sát, tổng kết các kinh nghiệm, mô hình sản xuất tiên tiến trong thực tế để xây dựng thành các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng trong thực tế, đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng lấy thị trường đầu ra làm trọng tâm, với quy mô phù hợp theo hướng liên kết chuỗi để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và thực tế sản xuất…/. 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top