Nhờ nhanh nhạy với thị trường và cách làm sáng tạo, Giám đốc HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Liêm Anh đã làm giàu cho bản thân và các thành viên.
Thuộc thế hệ 8x, nên khi tốt nghiệp Học Viện nông nghiệp, anh Nguyễn Thanh Liêm, cũng như nhiều bạn bè cùng trang lứa, đã ở lại Hà Nội, làm việc cho 1 Công ty sản xuất rau sạch. Sau khi có chút kinh nghiệm, anh quyết định về quê, làm nông nghiệp sạch, bền vững ngay trên mảnh đất 1,3ha của gia đình.
Anh Liêm chăm sóc cà chua
Năm 2015, anh Liêm bắt đầu cải tạo đất, canh tác hữu cơ; ngoài diện tích đã có, anh còn thuê thêm 9.000 m2 đất. Hiện, trang trại của Liêm có 4.000 m2 dưa lê; 4.000 m2 cà chua; cây ăn quả gồm bưởi Diễn, bưởi da xanh và cây cảnh 400 m2. Khu chăn nuôi có 5 con bò, 300 con gà ta, chủ yếu để lấy phân bón cho cây.
Năm 2017, anh đã thành lập HTX kiểu mới, do anh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Công nghệ cao Liêm Anh, thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) với 7 thành viên và tổng diện tích đất sản xuất 5 ha.
Canh tác hữu cơ phải cải tạo đất rất lâu, thường là 4 năm trở lên mới đảm bảo. Song, do anh Liêm phải đào ao thả cá, nên có lớp đất mặt khá dày phủ lên vườn, vì vậy, thời gian cải tạo đất được rút ngắn.
Hiện, để chủ động đầu ra, anh đã trồng gối vụ dưa lê và cà chua. Theo đó, dưa lê có thời gian sinh trưởng 60 ngày, đã thu hoạch đợt 1, (khoảng 2,5 tấn), giá bán tại ruộng 40.000 đồng/kg; đợt 2 đang chuẩn bị thu hái.
Cà chua trồng từ tháng 3 âm lịch, dự kiến thu hoạch vào tháng 5 âm lịch. Đầu ra của các sản phẩm trên được tiêu thụ tại Bắc Ninh và Hà Nội.
Mặt khác, để chủ động nguồn phân bón, ngoài phân chuồng có sẵn tại nông trại, anh Liêm còn mua cá rô phi để sản xuất phân bón hữu cơ, mỗi năm ủ 2- 3 lần, mỗi lần 5 tạ.
Để phòng trừ sâu bệnh, anh đã dùng các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm bẫy, bả xua đuổi côn trùng, bọ phấn, bọ trĩ…
Anh Liêm đang treo bẫy bả, phòng trừ sâu bệnh
“Do mới khởi nghiệp, nên khi xây dựng khu nhà lưới, mình được Liên minh HTX Bắc Ninh cho vay 300 triệu đồng, với lãi suất ưu đãi. Nhờ làm ăn đúng hướng, năm 2018, đã trả được cả lãi và gốc. Đầu năm nay, xây dựng thêm khu nhà màng, nên tiếp tục vay 300 triệu đồng.
Hiện, lương của các thành viên đạt 8 triệu đồng/người/tháng, lương giám đốc 9 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, năm 2018 mình đã được Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam tặng Bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018” – Anh Liêm chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…