Những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9-2017, nông dân nhiều địa phương ở ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa thu đông và bán được ở mức giá cao.
Tại các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, TP Vị Thanh…, tỉnh Hậu Giang, giá lúa đang ở mức từ 5.000-5.200 đồng/kg, tăng khoảng 200-250 đồng/kg so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều nông dân cho biết mặc dù giá lúa tăng nhưng niềm vui của bà con không được trọn vẹn vì vụ này, sâu bệnh tấn công nhiều (chủ yếu là rầy nâu) khi lúa được 30-45 ngày tuổi khiến sản lượng thu hoạch giảm còn khoảng 4,5-5 tấn/ha.
Anh Nguyễn Văn Tường, một hộ dân ở huyện Long Mỹ, tỏ ra tiếc nuối: "Cùng kỳ năm rồi, lúa thu đông thu hoạch ở mức 6,7-7 tấn/ha. Vụ này, dù bán được giá nhưng nhà nông không lãi bao nhiêu, thậm chí hòa vốn vì chi phí phân bón, nhân công thu hoạch… tăng cao".
Giá lúa ở ĐBSCL đang cao nhưng nông dân lãi không nhiều do sản lượng thấp Ảnh: Ngọc Trinh
Tại Kiên Giang, lúa thu đông cũng đang vào vụ thu hoạch rộ. Dù bán được giá cao nhưng do sản lượng thấp bởi mưa dầm và lũ về sớm khi gần tới ngày thu hoạch khiến lúa bị hư hại nhiều.
Tại TP Cần Thơ, nông dân thu hoạch vụ lúa thu đông và bán được giá cao hơn từ 250-450 đồng/kg so với vụ trước. Trên những cánh đồng ở 2 huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, thương lái mua lúa tươi IR tại ruộng với giá 4.500-4.800 đồng/kg, lúa tươi hạt dài từ 4.800-5.150 đồng/kg. Nhiều bà con cho biết nhờ vụ này ít bị sâu bệnh nên năng suất cũng đạt khoảng 6-6,6 tấn/ha.
Tại Bạc Liêu, nhiều thương lái đến tận ruộng thu mua lúa cho nông dân trong những ngày nghỉ lễ 2-9. Anh Dương Văn Thái, một thương lái đến từ Hậu Giang, cho biết tranh thủ xuống huyện Hồng Dân để cân lúa cho những hộ mà trước đó anh đã đặt cọc từ khi vụ thu đông mới xuống giống. "Giá lúa đang tăng nhẹ nên mình phải cân đúng hẹn với bà con. Đã đặt trước tiền cọc thì dù ngày lễ mình cũng phải xuống thu mua. Nếu không đúng hẹn, bà con đổi ý bán cho người khác thì không những mất tiền cọc mà vụ sau còn khó thu mua được lúa" - anh Thái nói.
Theo giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ, giá lúa tăng nhờ tình hình xuất khẩu gạo đang có nhiều thuận lợi. Việt Nam liên tục trúng nhiều hợp đồng cung cấp gạo với số lượng lớn sang thị trường Philipines và một số nước châu Á.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…