Những tuần qua, giá ớt tại Ninh Thuận liên tục tăng, được thương lái thu mua tại ruộng 25.000-30.000 đồng/kg, có thời điểm giá ớt lên đến 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất vài năm trở lại đây.
Bà Phạm Thị Hoa (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) chia sẻ gia đình bà trồng 1,5 sào ớt xiêm lai. Mỗi tuần hái 2 đợt, thu trên 300kg ớt tươi/đợt. Giá bán tại ruộng bình quân 25.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình lãi vài triệu đồng/đợt hái.
Hiện, vườn ớt chín không kịp hái. Bà Hoa phải thuê người hái với tiền công 20.000 đồng/giờ. Cuối tháng Sáu, ớt xiêm có giá 45.000 đồng/kg, mức cao nhất vài năm trở lại đây. Trường hợp giữ giá 25.000-30.000 đồng/kg, nông dân thu hoạch ruộng vào thời điểm này đều lãi, bà Hoa chia sẻ.
Ông Võ Văn Lân (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải) cho biết năm nay gia đình trồng hơn 1 sào ớt xiêm lai. Thời điểm chín rộ, trung bình 2 ngày hái ớt 1 lần với số lượng khoảng 300kg; thưa hơn từ 4-5 ngày/lần hái được khoảng 200kg. Giá bán tại ruộng 25.000 đồng/kg, có thời điểm được giá, thương lái gom hàng thường xuyên, không đủ ớt bán.
Theo các hộ trồng ớt, những năm trước, giá ớt liên tục ở mức thấp, từ 7.000-10.000 đồng/kg, thậm chí thấp hơn khiến nhiều người chuyển sang trồng cây khác. Diện tích giảm, thời tiết diễn biến thất thường nên năng suất ớt đạt thấp; trong khi đó, nhu cầu thị trường mặt hàng này tăng, được giá.
Hiện, giá bán loại nông sản này từ 25.000-30.000 đồng/kg, mỗi sào ớt người trồng thu về hàng chục triệu đồng/vụ.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh hiện có khoảng 350ha ớt, chủ yếu tại các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Ninh Sơn.
Cây ớt thích hợp với đất thịt pha cát. Với điều kiện thời tiết khô hạn, cây ớt là một trong những cây trồng được nông dân lựa chọn để gieo trồng vì ít sử dụng nước tưới.
Tuy nhiên, để cây ớt phát triển bền vững đem lại nguồn thu ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc lựa chọn cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận cần có quy hoạch phát triển cây ớt, xây dựng chuỗi giá trị liên kết sản xuất để tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như đã từng xảy ra./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…