Ngày 12/6, tại Phú Yên, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tỉnh uỷ Phú Yên phối hợp tổ chức "Diễn đàn phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam năm 2022".
Theo Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, đến nay, kinh tế biển và ven biển đóng góp tỷ lệ lớn vào tổng sản phẩm quốc nội, là nguồn thu ngoại tệ mạnh phục vụ phát triển đất nước. Có thể nói, kinh tế biển có vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Khi cả nước đang nỗ lực đẩy nhanh phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu trở thành nước phát triển, như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, thì vai trò, vị trí của kinh tế biển ngày càng quan trọng.
Phát biểu tại diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, cho hay, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, các cơ quan Trung ương và các địa phương có biển đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... ở ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu; môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững...
Nhằm đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị tại diễn đàn tập trung thảo luận một số khía cạnh chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Tập trung đánh giá, làm rõ việc tuyên truyền, quán triệt, ban hành các chương trình/kế hoạch thực hiện Nghị quyết; việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng trong Nghị quyết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…