Hà Giang giới thiệu hàng trăm mặt hàng nông sản tiêu biểu và các sản phẩm OCOP của tỉnh tại Triển lãm Nông nghiệp thực tế ảo.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình nông thôn mới, đồng thời chung tay giúp bà con tiêu thụ các loại nông sản trong điều kiện dịch bệnh, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, bán nông sản trực tuyến; tổ chức các chương trình quảng bá, tiêu thụ nông sản. Mới đây nhất, tỉnh đăng ký mở gian hàng tại Triển lãm Nông nghiệp thực tế ảo, giới thiệu hàng trăm mặt hàng nông sản tiêu biểu và các sản phẩm OCOP ("Mỗi xã một sản phẩm") của tỉnh.
Cụ thể, đó là những sản phẩm nổi tiếng như: Cam sành Hà Giang, chè Shan tuyết cổ thụ, mật ong bạc hà cao nguyên đá, dược liệu. Bên cạnh đó là các sản phẩm đặc trưng khác như cam vàng Hà Giang, hồng không hạt, thảo quả, tinh bột nghệ, gạo nương, thịt bò vùng cao, dệt lanh thổ cẩm dân tộc Mông...
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi và con người cần cù sáng tạo, tỉnh Hà Giang đã tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm phong phú, đặc trưng, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài nước, ông Trần Việt Thế, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Giang cho biết.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2019 - 2020, Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đã tổ chức bốn đợt đánh giá sản phẩm OCOP và UBND tỉnh đã phê duyệt kết quả phân hạng, cấp giấy chứng nhận cho 193 sản phẩm OCOP. Trong đó, có hai sản phẩm chè Shan tuyết Phìn Hồ huyện Hoàng Su Phì được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt OCOP năm sao; 105 sản phẩm đạt bốn sao và 86 sản phẩm đạt ba sao cấp tỉnh.
Đến năm 2020, Hà Giang đã có 7 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý và 7 sản phẩm này là sản phẩm chủ lực, mũi nhọn của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, mang thế mạnh, tiềm năng riêng của từng vùng.
Điển hình như cam Hà Giang có tổng diện tích cho thu hoạch là 7.760,3 ha, trong đó Cam sành đạt tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 45.700 tấn, cam vàng ước đạt 19.280 tấn. Chè Shan tuyết Hà Giang có tổng diện tích trên 21.000 ha, với sản lương gần 72.000 tấn một năm, trong đó chè VietGAP là gần 5.000 ha, chè hữu cơ gần 4.600 ha. Mật ong Bạc hà cao nguyên đá Hà Giang với gần 40.000 đàn ong (chủ yếu là giống ong nội) cho sản lượng mật ong thu hoạch hàng năm đạt trên 200.000 lít.
Thổ cẩm cũng là một trong những ngành nghề góp mặt tại gian hàng của tỉnh. Nghề dệt thổ cẩm là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời của Hà Giang. Điểm nhấn của những sản phẩm này là chất liệu lanh 100% từ địa phương, người dân nơi đây trồng lanh và trải qua nhiều công đoạn để tạo ra những sản phẩm độc đáo. Những hình ảnh, màu sắc trên mỗi sản phẩm mang dấu ấn vùng cao nguyên đá Hà Giang, đặc biệt là những đường nét văn hóa người Mông được khắc họa trên những đường thêu ý nghĩa.
Nghề dệt hoạt động theo mô hình hợp tác xã, với các sản phẩm chủ yếu như váy, áo, chăn, gối, ví... Hoa văn được bày trí thể hiện phong cách văn hóa của các dân tộc. Cũng bởi những đường nét hoa văn được thể hiện khéo léo, chất lượng lanh tốt, chắc bền mà các sản phẩm ở đây luôn đắt hàng. Đặc biệt là sản phẩm làng dệt Lùng Tám đã đi khắp trong nước và 20 bạn hàng châu Âu, được khách hàng ưa chuộng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…