Ngày 2/6, Đại sứ quán Hà Lan và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã triển khai chương trình tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: "Việc chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn trong một doanh nghiệp đòi hỏi cả sự thay đổi về nhận thức và hành vi nhằm chuyển dịch hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng xanh và bền vững, bên cạnh lợi ích kinh tế và môi trường.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% tổng số doanh nghiệp, sử dụng 47% lực lượng lao động và đóng góp 36% vào tổng sản phẩm quốc nội. Do đó, doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường áp dụng, thực hiện và vận hành các mô hình kinh doanh tuần hoàn, sử dụng công nghệ phát thải các-bon thấp và công nghệ sạch".
"Việc chuyển đổi hướng tới nền kinh tế tuần hoàn là cách duy nhất để làm cho các nền kinh tế, xã hội và hành tinh của chúng ta trở nên xanh hơn. Thông qua chương trình, tăng cường năng lực mà chúng tôi công bố hôm nay, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam được trang bị kiến thức và chuyên môn thực tế để phát triển mô hình kinh doanh tuần hoàn của riêng mình", bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho biết.
Theo đó, chương trình tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, do UNDP triển khai với sự hỗ trợ từ Chính phủ Hà Lan, nhằm cung cấp kiến thức về kinh tế tuần hoàn, các chính sách của chính phủ về phát triển kinh tế tuần hoàn và các yêu cầu về thương mại bền vững của Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu-Việt Nam (EVFTA).
Qua đó, truyền cảm hứng và cung cấp các hướng dẫn thiết thực để chuyển đổi và thực hiện các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn. Các khóa tập huấn sẽ được thực hiện bởi Viện Chính sách, Chiến lược tài nguyên và môi trường, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI), Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế, Viện Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED) và Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion của Hà Lan. Đây là Chương trình đào tạo về kinh tế tuần hoàn lần thứ hai và sẽ được bắt đầu từ tháng 6 năm 2022.
Năm 2021, UNDP cùng với các đại sứ quán Na Uy, Hà Lan và Phần Lan - đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập "Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam" (gọi tắt là CE Hub). Mục tiêu của mạng lưới này là nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho tất cả các bên liên quan (cơ quan công quyền, doanh nghiệp, xã hội dân sự và học viện) để áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, để tích hợp được nguồn lực về kỹ thuật, tài chính để thúc đẩy sự chuyển dịch này. Trong mạng lưới kinh tế tuần hoàn này, một Nhóm công tác kinh tế tuần hoàn đã được thành lập. UNDP, ISPONRE, Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU) và Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đã tổ chức thành công Chương trình Đào tạo Kinh tế tuần hoàn lần thứ nhất dành cho doanh nghiệp, trong đó có hai khóa đào tạo Giảng viên cho 47 học viên là giảng viên, chuyên gia và nhà quản lý; và hai khóa đào tạo kinh tế tuần hoàn cho 52 doanh nghiệp. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…