Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa cung cấp thông tin về Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông (dự án đường ống nước sông Đà giai đoạn 2).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2000/VPCP-KTN ngày 25/3/2016 yêu cầu UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông, trên cơ sở đó đánh giá, làm rõ những thông tin gần đây dư luận đề cập liên quan đến Dự án, đề xuất những giải pháp để bảo đảm Dự án được thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ và theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi rà soát, tổng hợp, bước đầu UBND TP Hà Nội đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện một số nội dung sau:
Tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo và phụ kiện;
Nghiên cứu kỹ về ý kiến của tư vấn xét thầu và dư luận của nhân dân liên quan đến việc lực chọn nhà thầu của gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện;
Thuê đơn vị tư vấn quốc tế có đủ năng lực thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng toàn diện của đoạn đường ống mẫu do nhà thầu cung cấp, bảo đảm theo các tiêu chí kỹ thuật của hồ sơ mời thầu; Lập quy trình kiểm định, nghiệm thu chất lượng vật tư từ giai đoạn sản xuất, thi công, đưa vào sử dụng lâu dài kèm theo các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đánh giá;
Sau khi tư vấn thực hiện đánh giá đạt kết quả, Chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các nhà chuyên môn và các nhà khoa học biết và ủng hộ; Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu về kỹ thuật, Chủ đầu tư phải thông báo hủy ngay kết quả đấu thầu;
Chủ đầu tư tập trung thực hiện toàn bộ các nội dung trên và hoàn thành trong tháng 4/2016 (do tính cấp bách của công trình).
Dự án Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm Chủ đầu tư. Phần xây dựng giai đoạn 2 của dự án đang được dư luận quan tâm được thực hiện theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Vận hành) do Công ty Viwasupco là đơn vị thành viên của Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư.
Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại Văn bản số 1285/CP-CN ngày 24/9/2003 với công suất 600.000 m3/ngày đêm. Giai đoạn 1 của Dự án đã hoàn thành từ năm 2009 với công suất 300.000 m3/ngày đêm và hiện đang cung cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô trung bình khoảng 200.000 m3/ngày đêm.
Để triển khai giai đoạn 2 của Dự án, Tổng Công ty Vinaconex đã giao cho Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) làm Chủ đầu tư Dự án“Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông, giai đoạn 2 nâng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm”.
Đến ngày 16/3/2016, Chủ đầu tư đã ban hành Quyết định phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu CCOG09. Theo đó, Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing – Trung Quốc; loại hợp đồng là hợp đồng theo đơn giá cố định với thời gian thực hiện hợp đồng là 180 ngày.
Kết quả đấu thầu được công bố khiến dư luận băn khoăn. Tại báo cáo gửi Chính phủ, UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp làm rõ các vấn đề dư luận quan ngại, đặc biệt về: Nội dung hồ sơ mời thầu gói thầu, các tiêu chí kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu gói thầu CCOG09: Cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện; quá trình xét thầu; các cam kết, ràng buộc liên quan đến tiến độ, chất lượng vật tư cung cấp, giá cả hợp đồng… trước khi quyết định việc ký kết hợp đồng.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…