Hà Tĩnh dồn sức khắc phục khó khăn do “bão” Covid-19
Kỳ họp thứ 15, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra từ ngày 8 – 10/07/2020.
Tăng trưởng kinh tế thấp
Triển khai nhiệm vụ phát triển KT- XH 6 tháng đầu năm ở Hà Tĩnh diễn ra trong trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đại dịch Covid-19 tác động sâu rộng, mọi mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
6 tháng đầu năm tổng sản lượng lương thực đạt trên 36,6 vạn tấn; chăn nuôi ổn định với tổng đàn vật nuôi đều tăng, đàn bò hiện đạt 168.208 con, đàn gia cầm 8.988,5 ngàn con, đàn lợn đạt 362.523 con; khai thác gỗ nguyên liệu ước đạt trên 140.234m3; tổng sản lượng thủy sản ước đạt trên 24.088 tấn; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.420 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.352 triệu USD; thành lập mới 455 doanh nghiệp, 2.139 hộ kinh doanh và 16 HTX…
Trong xây dựng NTM, huyện Thạch Hà và Đức Thọ đã được đề xuất Trung ương thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng mới 65 mô hình sản xuất có hiệu quả; làm được 113,5 km đường GTNT, làm 9,4 km kênh mương nội đồng theo cơ chế hỗ trợ xi măng; có 170 thôn lập, phê duyệt phương án dự toán xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, triển khai làm 3.852 vườn mẫu; có 159 ý tưởng sản phẩm gửi về thẩm định OCOP…
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.481 tỷ đồng, bằng 51,2% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 46,1% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 92,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể: thu ngân sách nội địa đạt 4.162 tỷ đồng, bằng 69,8% so với dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 57,8% dự toán tỉnh giao và bằng 126,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.319 tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 34,6% dự toán tỉnh giao và bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân thu xuất nhập khẩu đạt thấp là vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19...
Được biết, 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hà Tĩnh ước đạt 0,1%; trong đó khu vực nông nghiệp tăng 1,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 2,6%, khu vực dịch vụ giảm 3,6%.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đề nghị các đại biểu thẳng thắn phân tích tồn tại, hạn chế, phải làm rõ nguyên nhân, xác định nút thắt, điểm nghẽn để có giải pháp phát triển thời gian tới.
Theo đó những tháng cuối năm Hà Tĩnh phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán HĐND tỉnh giao; triệt để tiết kiệm các khoản chi, điều hành ngân sách hợp lý, linh hoạt, đảm bảo cơ bản các nhiệm vụ chi được giao; tiếp tục đáp ứng đủ nguồn kinh phí thực hiện các chế độ chính sách, các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách phát sinh; đảm bảo tuyệt đối an toàn ngân sách địa phương trong mọi tình huống…
Đặc biệt, 6 tháng cuối năm sắp tới Hà Tĩnh sẽ phấn đấu thu thêm 7.801 tỷ đồng để đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao, trong đó thu ngân sách nội địa là 3.249 tỷ đồng và từ thuế, phí là 2.109 tỷ đồng.
4 “tư lệnh” ngành trả lời chất vấn
Bước sang ngày làm việc thứ 2, HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục giành thời gian thỏa đáng để đại biểu thảo luận tại hội trường về tình hình KT-XH, các báo cáo, tờ trình trước khi tiến hành phiên chất vấn.
Các nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực: giao thông vận tải, an ninh trật tự, lao động - thương binh và xã hội, y tế, xây dựng… sẽ trả lời bằng văn bản gửi đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
Theo đó, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Tú Anh đăng đàn trả lời chất vấn xung quanh việc tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất khu vực.
Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành sẽ trả lời cử tri, đại biểu về việc cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 theo Quyết định 2443/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của UBND; làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra lộ trình, giải pháp trong thời gian tới. Việc xử lý các khu đất và tài sản gắn liền trên đất đã thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý. Giải pháp quản lý khai thác khoáng sản.
Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa sẽ trả lời những bất cập trong việc triển khai thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 156/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh còn nhiều khó khăn.
Trong khuôn khổ nội dung chất vấn, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Nguyễn Công Thành sẽ làm rõ những nội dung xoay quanh nguyên nhân và giải pháp xử lý trước thực trạng trên mạng xã hội (MXH) đang xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, lừa đảo, thông tin xấu độc, gây hoang mang dư luận và bất an cho người dân.
Riêng nhóm lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp nông thôn, đô thị, cử tri kiến nghị HĐND tỉnh quan tâm, xử lý triệt để tình trạng tàu giã cào đánh bắt, khai thác thủy sản trái phép; có giải pháp đối với tình trạng giá thịt lợn tăng cao, đồng thời quan tâm hỗ trợ tái đàn; đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây chè...
Đây cũng là lần đầu tiên, HĐND tỉnh Hà Tĩnh họp "không giấy”, đại biểu chỉ cần mang theo máy tính bảng được HĐND tỉnh cài phần mềm quản lý kỳ họp không giấy để truy cập tài liệu phục vụ nghiên cứu, đăng ký phát biểu, chất vấn, sửa đổi dự thảo nghị quyết.
Việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý kỳ họp không giấy theo tinh thần cải cách hành chính, góp phần tiết kiệm thời gian, vật chất và nâng cao chất lượng kỳ họp, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng chính quyền điện tử…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.