Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 6 năm 2021 | 14:41

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi bò nhốt

Những năm gần đây, người dân Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi nhốt bò tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những mô hình này, tư duy về nuôi gia súc theo hướng hàng hóa tại địa phương đã thay đổi.

t28.jpg
Bà Nguyễn Thị Thúy với đàn bò Zê bu 14 con của mình, mang lại công ăn việc làm và nguồn thu ổn định cho gia đình.

 

Tránh dịch bệnh

Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò diễn ra vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, những hộ chăn nuôi bò theo mô hình chăn nuôi bò nhốt thì bệnh viêm da nổi cục xuất hiện ít hơn hẳn.

Vẻ mặt phấn khởi, không giấu nổi niềm vui, bà Nguyễn Thị Thúy ở thôn Khang, xã Thạch Liên (Thạch Hà) nói: Gia đình nuôi 14 con bò Zê bu, một năm nuôi suôn sẻ, chăm sóc tốt, thì sẽ có lãi. Nuôi nhốt thì bò Zê bu đen hơn hẳn bò vàng, vì giống bò đen có sức đề kháng và khả năng chống dịch bệnh tốt hơn. Gia đình trồng 2 sào cỏ voi cho bò ăn, trung bình 1 ngày cắt 1 xe cỏ, ngoài ra còn bổ sung thêm cám, bột đậu xanh… Tiền con giống rơi vào tầm 25 - 30 triệu đồng/con, tùy thời điểm và tùy từng loại giống, tùy con to hay nhỏ. Mình nuôi bò như bỏ ống tiết kiệm, nuôi nhiều thì lời nhiều, nuôi ít lời ít. Bò lai ăn được nhiều loại cỏ hơn các loại bò khác. Ngoài ra, gia đình còn có thể tận dụng nguồn phân bò để làm thức ăn cho cá.

Bà Trần Thị Lý cùng trú tại thôn Khang cho biết: Gia đình thả 14 con bò Zê bu,  cho ăn rơm rạ, bổ sung thêm cám. Những tháng sau cùng, cho ăn nhiều hơn để có thể xuất nhanh. Cái khó của nuôi bò nhốt là tiền giống và tiền thức ăn khá cao, trung bình 12 tháng/10 con chi phí khoảng 120 triệu đồng tiền thức ăn. Thời điểm dịch viêm da nổi cục xuất hiện trên địa bàn, bò của gia đình vẫn an toàn, không dính dịch bệnh.

Ông Lê Đình Hà ở thôn Mỹ Sơn, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) cũng là một trong những hộ nuôi bò nhốt trên địa bàn chia sẻ: Tôi nuôi 5 con bò Zê bu, trung bình cho 1 con bò ăn 7 lạng cám công nghiệp + 1,5kg lúa xay/ngày, ngoài ra còn bổ sung thêm rơm rạ, cỏ. Buổi sáng cho  ăn bữa phụ là rơm; bữa chiều là bữa chính, cho ăn chuối trộn cỏ, cám… Chăm sóc tốt nên bò lớn nhanh, đều và đẹp hơn. Nuôi bò từ lúc còn nhỏ cho đến khi xuất bán, trừ chi phí, thu lãi hơn 30 triệu đồng/5 con/năm.

Bà Lê Thị Hằng cùng trú tại thôn Mỹ Sơn, chia sẻ, gia đình nuôi 7 con bò lai Sind, trong đó có 3 con bò nái với giá  hơn 25 triệu đồng/con. Bê có giá 15-17 triệu đồng/con. Một năm gia đình bà thu lãi 50-70 triệu đồng/7 con bò. Theo bà, nuôi bò đực kinh tế hơn; còn nuôi bò cái sẽ tiết kiệm được nguồn thức ăn.

 

t28a.jpg

Bà Lê Thị Hằng ở thôn Mỹ Sơn (xã Cẩm Mỹ) xem nuôi bò nhốt là một sinh kế thoát nghèo bền vững cho gia đình mình.

 

Khi nuôi bò nhốt, người chăn nuôi có thể kiểm soát được bầy đàn, không tốn nhiều nhân công. Đợt dịch vừa qua, gia đình bà Hằng  chỉ có một con bị dịch viêm da nổi cục. Tuy nhiên, nhờ phun, tiêu độc khử trùng thường xuyên nên không lây sang những con khác trong đàn.

Hiệu quả cao

Theo ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Liên: Mô hình bò nuôi nhốt thật sự hiệu quả, nếu nuôi bò thả thì 1 người phải đi chăn, và chăn tối đa cũng chỉ được vài con chứ không thể được nhiều. Với mô hình nuôi bò nhốt, một người có thể vừa làm việc ở nhà, vừa nuôi được 10-15 con là chuyện bình thường. Tuy nhiên, điểm hạn chế của mô hình là nguồn giống đầu vào, thức ăn cao. Trong thời điểm dịch bệnh hoành hành như hiện nay thì nuôi bò nhốt là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, nuôi 1 con lãi 1 triệu đồng/tháng, 10 con lãi 10 triệu đồng/tháng. Với nông dân, tháng thu về 10 triệu đồng là số tiền không hề nhỏ.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Lê Văn Thuận, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà, cho biết: Huyện đang vận động người dân chuyển đổi sang mô hình nuôi bò nhốt, thâm canh bán chăn thả. Ngoài việc một số hộ nuôi bò cỏ thì hiện có nhiều hộ nuôi thêm các giống khác như lai Sind, Zê bu, Brahman… Tùy điều kiện, từng gia đình nuôi bò vỗ béo hay nuôi từ bê con lên. Qua theo dõi một số mô hình thấy vừa tiết kiệm được nhân lực, vừa có điều kiện thâm canh, trồng cỏ và bổ sung thêm một số nguồn thức ăn khác.

Ông Lê Văn Danh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Xuyên, cho hay: Từ năm 2018-2019, huyện đã có chính sách hỗ trợ nuôi bò nhốt, bò lai với mức 2 triệu đồng/con. Từ năm 2021 tăng lên 3 triệu đồng/con, tương đương 30 triệu đồng/mô hình.

Chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò nhốt nói riêng là một sinh kế của người dân. Tuy nhiên, diện tích chăn thả ngày càng hẹp dần, bà con muốn chăn nuôi sẽ phải chuyển đổi sang nuôi nhốt. Sau đó chuyển đổi một số vùng đất vườn, đất đồi đồng, đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng cỏ, trồng ngô phục vụ cho chăn nuôi bò. Khi đã chủ động được nguồn nguyên liệu thức ăn thì nuôi bò nhốt sẽ giảm thời gian chăn thả, vừa an toàn dịch bệnh lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cũng theo ông Danh, với hộ nuôi bò nhốt, bò vẫn có thể mắc bệnh viêm da nổi cục  nhưng tỷ lệ  ít hơn rất nhiều bởi không ăn chung trên cánh đồng với những con bị bệnh, không tiếp xúc trực tiếp sẽ hạn chế hơn. Do cơ chế lây truyền từ các loại ve bét, ruồi muỗi. 

Huyện chú trọng tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 cũng như bệnh viêm da nổi cục đến bà con nông dân. Chính quyền các xã phối hợp rất chặt chẽ với cán bộ y tế, thú y đến từng hộ hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp 5K trong phòng dịch Covid-19; các phương pháp phòng dịch cho vật nuôi và các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, như phun thuốc chống ve bét, ruồi muỗi.

Khi cả chính quyền và người dân cùng đồng hành, nâng cao ý thức bảo đảm công tác an toàn phòng dịch thì mô hình chăn nuôi bò nhốt sẽ giúp người nông dân thoát nghèo bền vững.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top