Hơn 300 thương nhân Trung Quốc vừa được Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều Bắc Giang. Ngày 3/6, chuyên gia Nhật Bản cũng sẽ có mặt, trực tiếp kiểm tra, giám sát kiểm dịch đối với các lô vải XK đi Nhật Bản.
Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, sẽ tổ chức phương tiện và lực lượng đón các thương nhân Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn để đưa về các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện thực hiện cách ly tập trung đủ thời gian 14 ngày theo quy định.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của huyện đã chủ động chuẩn bị phương án tổ chức cách ly, các điều kiện về lực lượng và chuyên môn y tế, cơ sở vật chất, hậu cần, an ninh trật tự... đảm bảo đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch cho các thương nhân.
Trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 29 khách sạn, nhà nghỉ với 338 phòng, 454 giường, sức chứa tối đa 750 khách. Ủy ban Nhân dân huyện đã bố trí 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón thương nhân nước ngoài đến cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày.
Sau thời gian cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày, căn cứ kết quả xét nghiệm Covid-19 theo quy định, các thương nhân nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành cách ly y tế và được hoạt động giao dịch, thu mua vải thiều bình thường tại địa phương.
Trước đó, nhằm giải quyết những khó khăn của công tác xúc tiến, tiêu thụ vải thiều trong điều kiện vẫn phải đáp ứng yêu cầu phòng dịch Covid-19, UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Cục Quản lý xuất nhập cảnh tạo điều kiện cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào địa bàn thu mua vải thiều, đồng thời triển khai các phương án cách ly, phòng chống dịch nghiêm ngặt, an toàn theo đúng quy định.
Tại một diễn biến khác, Bộ NN&PNT cho biết, ngày 3/6, chuyên gia Nhật Bản sẽ có mặt tại Việt Nam trực tiếp kiểm tra, giám sát kiểm dịch đối với các lô vải xuất khẩu đi Nhật Bản.
Ngày 28/5, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc xem xét và cho phép chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản được áp dụng cơ chế đặc biệt: Không phải áp dụng thời gian cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn để trái vải của Việt Nam được phép xuất khẩu như yêu cầu của phía Nhật Bản.
Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hải Dương, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của hai tỉnh để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch trong thời gian chuyên gia kiểm dịch thực vật Nhật Bản làm việc tại hai tỉnh này theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo.
Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch và xử lý từng lô vải xuất khẩu và chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được phép đưa đi xuất khẩu.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Bắc Giang tiếp tục chiến lược xuất khẩu vào các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Thái Lan, Singapore... Đối với thị trường Nhật Bản, phía bạn đã chấp nhận 19 mã số vùng trồng, với diện tích 103 ha và có số hộ tham gia là 107 hộ, sản lượng ước đạt trên 900 tấn); mở rộng thị trường xuất khẩu khó tính khác: Trung Đông, EU, Mỹ, Canada…
Đối với thị trường Mỹ, Úc, EU... năm 2020, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích là 218 ha, sản lượng ước đạt trên 1.000 tấn, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho xuất khẩu.
Dự kiến sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm nay ước đạt khoảng 160 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019; thời gian thu hoạch từ ngày 20/5/2020 đến 10/7/2020.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…