Được xem là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng nhưng hồng Đà Lạt đang ế ẩm và rớt giá thê thảm khiến vùng chuyên canh cây trồng này có nguy cơ xóa xổ.
Hồng Đà Lạt trồng chủ yếu ở hai huyện Đơn Dương và Lạc Dương (Lâm Đồng) với tổng diện tích hàng ngàn hecta. Nhưng hiện nay, nông dân bỏ bê, không mặn mà chăm sóc nên những vườn hồng trở nên xơ xác, điều hiu, nay lại lâm vào cảnh rớt giá trở nên càng thêm hoang tàn.
Ông Phạm Ngọc Quang (ngụ thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương), chua xót: “Cây hồng đã bám rễ trên vùng đất này hơn 60 năm và là một trong những loại cây trồng chủ lực mang thương hiệu đặc sản Đà Lạt, giúp phần lớn bà con nông dân tại đây xóa đói giảm nghèo, vươn lên cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, bà con đành để trái hồng chín rụng đầy gốc vì không ai hỏi mua”.
Qua tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông dân quay lưng với cây trồng này là do giá hồng Trung Quốc nhập vào rất thấp, khiến giá hồng Đà Lạt không cạnh tranh lại. Chưa kể, người tiêu dùng không phân biệt được đâu là hồng Trung Quốc và hồng Đà Lạt nên thương lái mặc sức ép giá hồng địa phương. Năm nay, hồng đầu mùa chỉ có giá 10.000 đồng/kg thì nay giảm tiếp còn 5.000 – 7.000 đồng/kg, thậm chí còn thấp hơn nữa nhưng không có ai mua. Trong khi giá hồng Trung Quốc hiện ở mức rất rẻ, khoảng 3.000 – 4.000 đồng/kg.
Hồng Đà Lạt rớt giá thê thảm, không cạnh tranh lại hồng Trung Quốc.
Bà Phan Thị Thanh (ngụ thôn Phú Thuận 2, thị trấn D’Ran, Đơn Dương) cho rằng mùa hồng năm nay giảm sản lượng không phải do yếu tố thời tiết mà là người dân không chăm sóc đúng mức vì giá cả thấp, đầu ra của sản phẩm mù mờ.
Được biết, tỉnh Lâm Đồng đang triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận hồng ăn trái Đà Lạt – Lâm Đồng” nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, tăng cường xúc tiến thương mại và nâng cao giá trị kinh tế cho loại trái cây đặc sản này. Tuy nhiên, mức độ triển khai dự án này quá chậm nên người trồng cây hồng đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.